Tổng thống Pháp hiện muốn thay đổi hệ thống quy định liên quan đến vấn đề việc làm, mục đích đảm bảo độ an toàn việc làm cho người lao động hiện nay của Pháp.
Linh hoạt?
Để thay đổi, Pháp sẽ chuyển theo hướng linh hoạt hơn theo kiểu của Đan Mạch, tức là chấp nhận việc thuê và sa thải nhân viên một cách dễ dàng hơn, nhưng nhà nước sẽ giúp và tạo điều kiện cho người lao động chuyển sang việc làm mới.
Kế hoạch này được cho là tốt trên nguyên tắc, nhưng các chuyên gia thị trường lao động cảnh báo rằng tinh thần hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa các liên đoàn lao động và giới quản lý công ty theo mô hình Đan Mạch ở Pháp hiện vẫn thiếu vắng và điều này không dễ mà Pháp muốn có là có thể có được. Tại Đan Mạch, sự phối hợp thành phong trào để đàm phán lương theo từng lĩnh vực ngành nghề và sau đó sẽ được triển khai đến từng công ty để cải thiện năng suất lao động và duy trì chất lượng việc làm.
Các liên đoàn lao động đóng vai trò cung cấp đào tạo và tìm việc làm mới cho những người bị mất việc. Theo giám đốc phụ trách vấn đề việc làm và lao động của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Stefano Scarpetta, các liên đoàn lao động của Đan Mạch luôn coi trách nhiệm của mình là đào tạo tay nghề cho người đang làm việc và tìm việc làm cho người thất nghiệp, mất việc.
Trong khi đó, hệ thống này tại Pháp lại hoàn toàn trái ngược. Mặc dù nền kinh tế Pháp có năng suất cao nhưng lại tạo ra quá ít việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao. Mô hình cổ điển tại thị trường lao động Pháp là chia thành 2 nhóm, nhóm ưu việt là những người lao động được bảo vệ việc làm rất tốt, và nhóm thứ cấp là những công nhân được trả lương thấp hơn với công việc bấp bênh, và cả những người lao động tự do.
Bằng cách cho phép sa thải người lao động dễ dàng hơn nhằm tạo ra nhiều sáng kiến để thuê lao động mới, ông Macron muốn giảm bớt sự phân chia nhóm lao động và tạo thêm nhiều việc làm có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, kế hoạch của ông Macron vấp phải sự phản đối của hiệp hội liên đoàn lao động lớn thứ hai của Pháp Confédération Générale du Travail (CGT), tổ chức này dự kiến sẽ tổ chức biểu tình phản đối đề xuất của Tổng thống Macron vào ngày 12/9 vì coi đề xuất là “lời tuyên chiến”.
Hội viên tham gia các liên đoàn lao động Pháp ít nhất trong các nước Tây Âu, chiếm dưới 8% trong tổng số người lao động, so với 67% số người lao động tham gia tại Đan Mạch và hơn 90% người lao động tại Đan Mạch được bảo vệ bởi các thỏa thuận tập thể theo lĩnh vực ngành nghề.
Liệu có đúng đường?
Tại Đan Mạch, các liên đoàn lao động thực thi quyền lực của mình tại các công ty vừa và nhỏ. Họ chú trọng đến quyền lợi của người lao động như đòi mức lương cao hơn, ngăn chặn việc sa thải nhân viên. Trong mối quan hệ với công ty họ luôn có văn hóa tập thể và hợp tác. Pháp thì từ lâu đã có truyền thống đấu tranh quyền lợi lao động và sử dụng biện pháp dùng công việc để đạt được những mục tiêu chính trị rộng lớn hơn. Mặc dù tính đấu tranh hiện nay ở Pháp đã giảm bớt, những cuộc biểu tình vẫn chiếm tới 149 ngày làm việc trên tổng số 1.000 công nhân trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, trong khi đó số ngày biểu tình của các nước EU trung bình có 38 ngày.
Phong trào liên đoàn lao động bị chia rẽ bởi những đối chọi mang màu sắc chính trị. CGT từ lâu có mối quan hệ gắn bó với Đảng Cộng sản Pháp. Hai liên đoàn lao động ôn hòa hơn còn lại là Confédération Française Démocratique du Travail (CFDT) và Force Ouvrière từ chối không tham gia biểu tình phản đối kế hoạch của Tổng thống Macron vào ngày 12/9 như nói ở trên.
Đối với nhiều nhà kinh tế học về thị trường lao động, các tổ chức công đoàn của Pháp đồng thời vừa quá mạnh và cũng vừa quá yếu để ủng hộ hệ thống thị trường lao động theo mô hình Đan Mạch. Họ quyết liệt đưa ra mặc cả tập thể thay mặt cho một số thiểu số người lao động và có thể ngăn chặn được việc sa thải nhân công ở cấp công ty. Nhưng họ quá manh mún và có quá ít hội viên để có thể hợp tác và đảm nhận trách nhiệm quản lý.
Không có sự phối hợp giữa những người lao động và không có biện pháp hành động của nhà nước để kiềm chế và giúp đỡ những công nhân bị sa thải, các kế hoạch của ông Macron có nguy cơ đẩy Pháp không phải đến mô hình của các nước Bắc Âu mà theo mô hình tự do kiểu Anh. Anh có tỷ lệ người có việc làm cao nhờ có trợ cấp của chính phủ giúp người lao động có thể tìm được việc làm, nhưng các tổ chức công đoàn lại yếu về kỹ năng căn bản, mô hình thị trường lao động Anh có xu hướng đẩy người lao động bị mắc kẹt vào những lao động được trả lương thấp.
Tờ Financial Times kết luận, nếu như nước Pháp đi sai đường, những tham vọng to lớn của ông Macron sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực...