Học xong cấp 3, năm 2009 Lê Thị Liên (SN 1983, quê ở huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) vào Thành phố Hồ Chí Minh làm công cho một tiệm tóc trên đường Lãnh Bình Thăng, quận 11. Thời gian làm việc tại đây, Liên nhận được sự giúp đỡ “trên mức bình thường” của một thợ chính của tiệm tóc tên là Nguyễn Thị Bích P. Thấy Liên dễ thương, lại thân cô thế cô nơi thành phố nên vợ chồng chị P đưa Liên về cùng ở với gia đình mình. Lúc đầu, sự giúp đỡ tưởng chừng từ sự cảm mến, vô tư, thương người nhưng sau đó, giữa Liên và chị P lại nảy sinh mối tình đồng tính. Chuyện này chồng chị P nghe mọi người nói lại nhưng không tin, vì quá trình chung sống, anh không thấy vợ có biểu hiện gì, tuy nhiên để ý theo dõi anh mới thấy những đồn đại về người “tay ấp má kề” của mình là có cơ sở.
Giận Liên vì gia đình mình đã cưu mang khi Liên từ xa bơ vơ đến thành phố, Liên không những trả ơn mà còn có mối tình tréo ngoe với vợ mình, chồng chị P và gia đình ra sức khuyên can, thậm chí còn cấm cửa, đánh dằn mặt Liên để Liên từ bỏ mối quan hệ với P tuy nhiên càng cấm cản thì hai người càng lén lút quan hệ, bất chấp dư luận cũng như sự phản đối quyết liệt từ gia đình.
Bãi đáp của những cuộc hẹn hò chớp nhoáng, Liên và chị P thường xuyên tới thuê một khách sạn ở trên đường Ngọc Hân Công Chúa, quận 11 để “tâm sự”. Như thường lệ, khoảng 20h ngày 20/8/2013, Liên gọi điện cho chị P hẹn đến chốn hẹn hè cũ. Đến trưa hôm sau, không thấy Liên trả phòng như thường lệ, nhân viên lên gọi cửa thì phát hiện chị P đã tử vong trên người có nhiều vết thương và không mảnh vải che thân còn Liên thì đã cao chạy xa bay.
Sau khi gây án, Liên trốn bặt tăm. Sau hơn 1 năm phát lệnh truy nã, đối tượng Lê Thị Liên bị bắt giữ khi đang đi du lịch tại Sapa (Lào Cai). Tại phiên xử, Lê Thị Liên nhất mực cho rằng mình là con nuôi của một người Hàn Quốc và nói năng rất nhảm nhí, tuy nhiên, khi đem Liên trưng cầu giám định thì cho thấy Liên không hề bị tâm thần, có đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên xét thấy vụ án cần làm rõ thâm một số tình tiết nên HĐXX tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Mới đây, ngày 7/10, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm xem xét kháng nghị của VKS về việc tăng án chung thân lên tử hình đối với Trần Nhật Duy (21 tuổi, quê Tiền Giang) về tội Giết người, Cướp tài sản. Theo án sơ thẩm, từ năm 2011, khi còn ở Tiền Giang, Duy và Vạn Anh Tuấn (31 tuổi, cùng quê Tiền Giang) có quan hệ đồng tính . Hai năm sau do Duy thi đỗ đại học nên khăn gói lên Sài Gòn ở trọ trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp. Thấy người tình ở một môi trường mới với nhiều mối quan hệ mới, Tuấn ghen tuông, ngăn cấm, đe dọa mỗi khi Duy quan hệ, giao lưu với những người khác. Thấy mình bị Tuấn o bế, ghen tuông nên Duy nảy sinh ý định sát hại bạn tình. Đầu năm 2014, Duy lên mạng tìm mua 200g thuốc độc giá 800.000 đồng chờ cơ hội ra tay. Việc làm này của Duy, ban gái là Đặng Gia Linh (23 tuổi, cùng ở Tiền Giang) biết những không thể ngăn cản.
Cơ hội đến khi anh Tuấn lên Sài Gòn ở cùng Duy, trong lúc nấu mỳ cho anh này ăn, Duy đã lén bỏ nửa muỗng thuốc độc. Chỉ ăn được một đũa, Tuấn bị nôn nên bỏ đi.Chưa từ bỏ ý định, tối 19/5/2014, thấy Tuấn kêu đau đầu, Duy lấy thuốc độc bỏ vào hai viên con nhộng đưa cho anh này uống. Nạn nhân bị co giật, ngã bất tỉnh. Duy bỏ đi chơi đến khuya về thì thấy anh Tuấn đã chết. Sợ lộ nên sáng hôm sau đi học về Duy phân xác nạn nhân thành nhiều phần, bỏ vào ba lô phi tang ở Long An, Bình Thuận. Còn điện thoại và xe của anh Tuấn, Duy mang đi bán được gần 10 triệu đồng đưa cho Linh. Do phần thi thể còn lại trong nhà trọ phân hủy chưa bị phi tang nên người dân phát hiện báo công an. Trưa 24/5/2014, cả hai trên đường về quê đến phà Mỹ Lợi (Tiền Giang) thì bị bắt. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP HCM đã tuyên phạt Duy mức án tù chung thân, Linh nhận 2 năm tù về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “che giấu tội phạm”. Khai trước tòa, Duy cho rằng bị nạn nhân nhiều lần ép quan hệ đồng tính, đe dọa khi quen bạn gái, nên muốn đoạt mạng anh này. Tuy nhiên xét thấy cần đưa Duy đi giám định tâm thần, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa.
Còn rất nhiều những vụ án thời gian gần đây liên quan đến những mối tình đồng tính, trong đó người phạm tội đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Chưa có con số thống kê chính xác nhưng xem ra ngày càng nhiều các vụ án sát hại người đồng tính, với thủ đoạn dã man, tàn bạo. Các mối tình đồng tính trong các vụ án này dù ở mức độ nào cũng được coi là “lệch chuẩn”. Nếu như Liên không là “kẻ thứ ba” xen vào cuộc sống của chị P; nếu như bị cáo Duy biết lựa chọn cách hành xử khác với “mối tình đã qua” …thì hậu quả đã không phải là người mất mạng, kẻ vào tù.
Theo một bác sỹ, số người đồng tính về mặt sinh học chiếm tỷ lệ ít, hầu hết là đồng tính phát sinh từ đua đòi theo bạn bè, hoặc bị lôi kéo, rủ rê. Những người đồng tính này có lối sống phức tạp, đặc biệt là khó chế ngự cảm xúc nên khi bị tổn thương dễ có những cách hành xử khó kiểm soát. Hệ lụy từ các mối quan hệ đồng giới không những luôn tiềm ẩn phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự.
Hạn chế thấp nhất những vụ việc đáng tiếc do người đồng tính gây nên cần tăng cường giáo dục giới tính, thường xuyên quan tâm, chia sẻ và tạo cho họ môi trường sống lành mạnh; xóa tan mặc cảm về giới tính để tạo cho họ một chỗ đứng bình đẳng trong xã hội.