Cận Tết, doanh nghiệp “khát” vốn sản xuất
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các DN sản xuất hàng hóa phục vụ Tết đang tất bật chuẩn bị sản phẩm để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Anh Dương Đình Trường, Giám đốc một công ty thực phẩm tại Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đang dồn hết mọi nguồn lực để bù đắp “khoảng trống” tài chính do dịch bệnh. Đây cũng là thời điểm mà chúng tôi rất cần một lượng vốn lớn để sản xuất hàng hóa, đáp ứng những đơn hàng có quy mô lớn nhất trong năm”.
Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng vẫn là “cánh cửa hẹp”. Bởi các DN này thiếu tài sản thế chấp, số liệu kinh doanh chưa được số hóa hoàn toàn rất khó kiểm soát, DN không phải là khách hàng thân thiết của ngân hàng…
Theo số liệu của NHNN cập nhật đến ngày 17/11/2020, tổng dư nợ năm nay chỉ tăng 7.26% thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (10.28%). Điều đó cho thấy, hoạt động tín dụng tại các DN sụt giảm đáng kể và chưa hoàn toàn vượt qua được khó khăn tài chính.
Lý giải về thực trạng này, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong năm qua NHNN đã điều chỉnh lãi suất nhằm hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, nhưng khả năng hấp thụ vốn của các DN vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều rào cản, rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Huy động vốn hiệu quả thời công nghệ số
Thực tế, thời gian huy động vốn cũng là một yếu tố quan trọng đối với DN sản xuất. Nhất là vào mùa chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho Tết Nguyên Đán, các DN rất cần bổ sung nguồn vốn lưu động nhanh chóng để không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh tốt nhất. “Trong thời điểm “gấp rút” cuối năm, DN rất cần có các kênh huy động vốn lưu động lớn trong thời gian ngắn từ 10 – 20 ngày“, Anh Dương Đình Trường khẳng định.
Đứng trước những khó khăn về vốn, không ít DN đã tìm đến giải pháp huy động vốn từ các tổ chức tài chính trong đó có cho vay ngang hàng-P2P Lending. Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại, P2P Lending kết nối trực tiếp cộng đồng nhà đầu tư rộng lớn trong dân cư với DN huy động vốn mà không cần thông qua trung gian tài chính. Ngoài ra, áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, nền tảng này có tính năng hỗ trợ thẩm định năng lực DN vay vốn nhanh chóng hơn rất nhiều với các kênh huy động vốn truyền thống.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 21/12/2020, huy động vốn tại các tổ chức tín dụng tăng 12,87% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy quy trình làm việc nhanh gọn các tổ chức tín dụng ngoài hệ thống ngân hàng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn cấp thiết cho các DN.
Trong số 40 DN hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng hiện nay, đáng chú ý có sàn giao dịch đầu tư ngang hàng VNVON.COM hoạt động chỉ dành riêng cho các DN. Mức vốn huy động tại sàn này có thể lên tới 1 tỷ đồng, không cần tài sản thế chấp, thủ tục huy động vốn đơn giản.
“Những tháng cuối năm, số lượng giao dịch trên sàn tăng mạnh, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều DN huy động vốn trên sàn thành công, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn cao điểm sản xuất”, đại diện VNVON cho biết thêm.
Bà Trần Thị H., chủ một DN sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Khi chọn VNVON là đơn vị đồng hành tài chính, tôi rất yên tâm. DN tôi lên sàn chưa đầy 1 tiếng đã đủ vốn, thời gian giải ngân tối đa trong 3 ngày. Đây cũng là một trong những lợi thế rất lớn của hình thức huy động vốn hiện đại, giúp các DN đẩy nhanh tiến độ sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường”.
Được biết, Chính phủ đang hoàn thiện các quy chế trong Đề án Sandbox để thử nghiệm hoạt động P2P Lending, đưa ra hàng loạt dự thảo quy định về mô hình hoạt động kinh doanh này. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, P2P Lending là một giải pháp tài chính hiệu quả, giúp cân bằng nền kinh tế và khơi thông nguồn vốn cho DN trong giai đoạn hậu Covid-19.