Tuy nhiên, cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông mới trên cơ sở bước đầu, đưa ra phát triển bền vững về nguồn nước là có hàm ý xây dựng cơ chế kiểm soát các nước thượng nguồn sông Mê Kông.
Theo Phó Thủ tướng, hiện nay cùng với cơ chế hợp tác quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Kông (Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Kông gồm 4 nước thành viên Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – PV), chúng ta có cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông (ngoài 4 nước trên, có thêm Trung Quốc và Myanmar) theo sáng kiến của Trung Quốc với 5 lĩnh vực ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, quản lý bền vững nguồn nước.
“Vừa qua, trước tình hình hạn hán, xâm ngập mặn, chúng ta phải yêu cầu các nước trên dòng sông Mê Kông sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông. Việc Trung Quốc và Lào xả nước là động thái tích cực trong việc sử dụng nước. Hi vọng không chỉ năm nay mà rất nhiều năm sau, cần phải sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông” – Phó Thủ tướng nói.