Chỉ có khoảng 58% người dân Thái, tức là khoảng 50 triệu dân, đăng kí tham gia buổi trưng cầu ý dân.
Ngoài việc hỏi ý kiến về hiến pháp mới, buổi trưng cầu dân ý còn có những câu hỏi về việc người dân có muốn một người trong Nghị viện bầu thủ tướng. Kết quả là 58% phiếu thuận và 42% phiếu phản đối.
Thái Lan đã trải qua 13 cuộc đảo chính quân đội thành công và 11 cuộc thất bại khác từ khi thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế với hiến pháp đầu tiên năm 1932. Đây sẽ là hiến pháp thứ 20 của Thái Lan.
Nhiều người chỉ trích cho rằng hiến pháp mới sẽ làm yếu đi các đồng minh của nguyên thủ tướng Thaksin Shinawatra, hình tượng trung tâm của chính trị Thái. Ngoài ra, hiến pháp mới sẽ gia tăng quyền lực cũng như sự kiểm soát của quân đội.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nghi ngờ về kết quả bỏ phiếu. Trước buổi trưng cầu ý dân, quân đội nghiêm cấm các buổi gặp mặt chính trị, bàn luận công khai và những ai có lời chỉ trích hiến pháp sẽ bị phạt 10 năm tù.
Ông Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức nếu người Thái bác bỏ hiến pháp, tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra dù kết quả thế nào.