Pháp cân nhắc yêu cầu bồi thường sau cú 'đâm sau lưng' của Australia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp cho biết Chính phủ Pháp đang xem xét một số phương án để giảm thiểu thiệt hại tài chính từ quyết định của Australia chấm dứt hợp đồng thế kỷ trị giá hàng chục tỷ USD với Naval Group của Pháp.
Khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã rham gia "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia). Ảnh: Reuters
Khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã rham gia "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia). Ảnh: Reuters

Phát biểu hôm thứ Năm, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Florence Parly nói rằng Chính phủ Pháp sẽ tìm cách đảm bảo rằng thiệt hại tài chính đối với đất nước và Naval Group được "hạn chế càng nhiều càng tốt", sau khi hợp đồng tàu ngầm khổng lồ của Tập đoàn này với Australia bị hủy bỏ theo hướng có lợi cho Anh và Mỹ (với tư cách là nhà cung cấp mới).

"Chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các phương án", bà Parly nói với Radio France Internationale khi được hỏi liệu Chính phủ của ông Macron có thể yêu cầu Australia bồi thường hay không. Hợp đồng Pháp-Australia được cho là có giá trị hơn 60 tỷ USD.

Ông Vincent Hurel, Tổng thư ký Naval Group, cho biết nhà thầu quốc phòng này "thất vọng" với quyết định của Australia hủy bỏ hợp đồng năm 2016 đối với 12 tàu ngầm diesel- điện để ủng hộ một hiệp định với Anh và Mỹ về các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị vũ khí thông thường (AUKUS) mới được các nhà lãnh đạo của Australia, Anh và Mỹ công bố hôm 16/9.

Tổng thư ký Naval Group nói rằng, Canberra nên "thanh toán" chi phí cho khoảng 500 nhân viên của Naval Group đã tham gia vào "chương trình của Australia" (chuẩn bị cho Hợp đồng dự định ký giữa Pháp và Australia), chứ không phải Tập đoàn.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã không kìm chế, nói với FranceInfo: "Tôi rất tức giận và cay đắng. Việc này không được thực hiện giữa các đồng minh". Ông nói thêm rằng đó là "quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể đoán trước".

Vương quốc Anh, quốc gia có ngành công nghiệp quân sự đang thu lợi đáng kể từ thỏa thuận mới, tuyên bố động thái này không phải là "sự phản bội" đối với Pháp, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói rằng ông hiểu lý do tại sao người Pháp sẽ thất vọng.

Đọc thêm