Đằng sau một vụ ám sát
Câu chuyện của các nhà khoa học kể lại: Vào năm 1115 trước Công nguyên đã có một âm mưu từ hậu cung của hoàng gia nhằm vào nhà vua - Pharaoh Ramses III. Nữ hoàng Tiye, người vợ thứ hai của Pharaoh, cùng với con trai là Hoàng tử Pentaware, đã lên kế hoạch ám sát Pharaoh.
Âm mưu đảo chính thất bại: Pentawere và một số người khác tham gia vào âm mưu này đã được đưa ra xét xử, theo tài liệu các nhà sử học lưu được. Nhưng, có nhiều chi tiết đã không được chỉ rõ. Ví dụ, các nhà khoa học không biết rõ liệu vụ ám sát Ramses III có kết thúc bằng cái chết hay là nhà vua chỉ bị thương.
Xác ướp của nhà vua, cùng với những người khác, đã được tìm thấy vào thế kỷ 19 tại Deir el-Bahri ở vùng lân cận Luxor. Ngoài ra, tại đó người ta còn tìm thấy một xác ướp khủng khiếp với biểu cảm la hét trên mặt. Xác ướp này được gọi là "Người đàn ông vô danh E", và các nhà khoa học cho rằng đây chính là Hoàng tử Pentawere. Khi đó, Tòa án kết án anh ta tự sát công khai, và Pentawere có thể lựa chọn tự sát bằng cách uống thuốc độc hoặc bị thiêu sống.
Năm 2012, một nhóm các nhà khoa học từ Ai Cập, Ý và Đức đã nghiên cứu cả hai xác ướp, đã tiến hành phân tích về mặt pháp y và nhân loại học, xét nghiệm DNA và chụp cắt lớp vi tính.
Với xác ướp của Pharaoh, ảnh chụp X-quang cho thấy một viết thương nghiêm trọng ở cuống họng của Pharaoh, ngay bên dưới thanh quản. Vết thương có thể do một con dao hoặc lưỡi kiếm rất sắc tạo nên, kéo dài gần tận xương sống, tất cả mô mềm nằm trước vùng cổ đều bị cắt đứt. Đây chắc chắn là nguyên nhân đã gây ra cái chết tức thì của Ramses III.
"La hét" bí ẩn của con trai pharaoh thứ XX triều đại Ramses III. Ảnh: Trung tâm báo chí của Bộ Khảo cổ Ai Cập. |
Ảnh chụp cắt lớp điện toán chi tiết cho thấy một vết thương ở bàn chân, vẽ lại cảnh nhà vua bị tấn công từ phía trước bằng giáo hoặc kiếm, và bị cắt cổ họng từ phía sau bằng dao.
Còn "Người đàn ông vô danh E" được xác định khoảng 18-20 tuổi vào lúc chết. Anh ta không được ướp xác như những người khác. Các cơ quan nội tạng và não không bị loại bỏ, mà được trộn dính với hỗn hợp nhựa và vôi, khiến da chuyển sang màu đỏ.
Trong khi những người khác được bọc áo choàng màu trắng, được ướp cẩn thận, thì "Người đàn ông vô danh E" được bọc bằng da dê - điều mà thời đó được coi là ô uế. Vùng da dưới hàm dưới bên phải và bên trái cổ được bao phủ bởi các nếp gấp và nếp nhăn, phổi bị sưng lên.
Do lâu ngày xác ướp bị phân hủy nên các nhà khoa học chưa kết luận rõ là “Người đàn ông vô danh E” tự tử bằng thuốc độc hay bị chôn sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại phát hiện thấy phổi của xác ướp căng phồng, có thể là dấu hiệu chết do nghẹt thở, nhưng cũng có thể là do phổi bị phân hủy sau khi chết.
So sánh DNA cho thấy một kết luận rõ ràng: đây là cha và con trai. Điều này có nghĩa là "Người đàn ông vô danh E" chính là Hoàng tử Pentewere, người con trai của Pharaoh Ramses III. Đến nay, người ta cũng chỉ biết tên Pentewere là biệt danh được dung khi xét xử chứ không rõ tên thật của Hoàng tử đã tham gia giết cha.
Bí mật của xác ướp la hét
Gần đây, một nhóm các nhà khoa học do nhà khảo cổ học nổi tiếng Ai Cập là Zahi Hawass dẫn đầu, đã phân tích một "xác ướp la hét" khác từ Deir el-Bahri. Nỗi kinh hoàng và đau đớn được thể hiện rõ trên khuôn mặt của xác ướp này. Miệng cô ấy mở to ra trên một khuôn mặt thể hiện sự khủng khiếp. Tuy nhiên, khác với Hoàng tử Pentewere, thi thể của cô đã được ướp xác đúng theo các quy tắc.
Những dòng chữ trên tấm vải lanh cuốn quanh xác đã tiết lộ đây là một nàng công chúa: "Đây là người con gái hoàng tộc, em gái của hoàng thân Meret Amon". Tuy nhiên, không rõ đây là con gái của nhà vua nào.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy, công chúa Ai Cập qua đời khi 60 tuổi và bị đột tử. Nguyên nhân qua đời là một cơn đau tim cấp do bệnh xơ vữa động mạch vành gây ra. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở người trưởng thành trên thế giới hiện nay.
Người phụ nữ đột ngột qua đời trong tư thế bất thường của cơ thể: cong vẹo, vắt chéo chân, đầu quay sang phải và miệng há to. Chắc là, người quá cố đã được phát hiện ra sau khi chết vài giờ, khi ướp xác giữ nguyên tư thế lúc tử vong.
Xác ướp của Ramses III. |
Các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu một xác ướp được lưu giữ trong Bảo tàng Reiss-Engelhorn. Phân tích carbon phóng xạ giúp xác định ngày chết vào khoảng giữa năm 200 trước Công nguyên và năm 70 sau Công nguyên. Các đặc điểm của răng và nhân chủng học cho thấy xác ướp là một người đàn ông 35-45 tuổi.
Chụp cắt lớp vi tính cho thấy các dấu hiệu của khối u tuyến yên và các bất thường về răng, tất cả các dấu hiệu của bệnh to đầu chi. Bệnh này đã được chẩn đoán trước đó trong nghiên cứu về bộ xương cổ từ Ai Cập, Bắc Mỹ và Mexico. Theo dữ liệu hiện đại, đa số bệnh nhân mắc bệnh to đầu chi là những người trẻ và trung niên, nguy cơ tử vong là rất cao, chủ yếu do các bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh cũng đã giải mã một vụ ám sát đầy bí ẩn tại Ai Cập cổ đại. Khi mở tấm vải quấn xác ướp Takabuchi, được giữ trong Bảo tàng Ulster lần đầu tiên vào năm 1835, các nhà nghiên cứu nhận thấy bộ gen của người phụ nữ Ai Cập này gần gũi với người châu Âu. Người này thừa một chiếc răng (33 chiếc thay vì 32 như những người khác) và có thêm một đốt sống phụ. Người phụ nữ đã sống cách đây 2.600 năm và qua đời ở tuổi 20.
"Xác ướp của người phụ nữ la hét" từ ngôi mộ hoàng gia ở Deir el-Bahari. Ảnh: Facebook của Tiến sĩ Zahi Hawass. |
Ảnh chụp cắt lớp cho thấy trái tim vẫn còn vẹn nguyên và được bảo quản đến khó tin. Chụp cắt lớp cũng tiết lộ nguyên nhân cái chết của Takabuti: Cô gái trẻ bị một vết thương đâm sâu ở lưng, gần vai trái. Takabuti trông rất yên bình khi nằm trong quan tài, và các nhà khoa học trong một thời gian dài cho rằng, cái chết của cô là tự nhiên. Nhưng bây giờ đã rõ, Takabuti đã bị thương nặng ở phía sau thành ngực, và vết thương đó đã khiến cô nhanh chóng tử vong.