Nghiên cứu sơ bộ này được công bố hôm 15/5 khẳng định về một loại lớp phủ bề mặt kháng khuẩn có thể giết chết virus corona trong 90 ngày. Charles Gerba, nhà vi trùng học tại UA, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nói với AFP rằng công nghệ này là "sự tiến bộ tiếp theo trong kiểm soát lây nhiễm virius corona".
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất đối với các bề mặt có tần suất tiếp xúc cao như tàu điện ngầm và xe buýt là có thể khử trùng chúng kịp thời để bảo vệ mọi người", ông nói.
Nhóm nghiên cứu của UA đã thử nghiệm một lớp phủ được thiết kế đặc biệt để chống lại virus được phát triển bởi Công ty Allied BioScience ô(Công ty tài trợ cho nghiên cứu của nhóm).
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên virus corona 229E ở người, có cấu trúc và di truyền tương tự Sars-CoV-2, nhưng chỉ gây ra các triệu chứng cảm lạnh nhẹ và do đó an toàn hơn khi thí nghiệm.
Lớp phủ hoạt động bằng cách "làm biến tính" các protein của virus - có hiệu quả xoắn chúng ra khỏi cấu trúc - và tấn công lớp mỡ bảo vệ của nó. Lớp phủ kháng khuẩn bề mặt này không màu và phải được phun lại sau ba đến bốn tháng.
Công nghệ đằng sau cái gọi là "lớp phủ tự kháng khuẩn" đã xuất hiện gần một thập kỷ và trước đây đã được sử dụng trong các bệnh viện để chống lại sự lây lan của nhiễm trùng, bao gồm chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh.
Một bài báo năm 2019 của các nhà nghiên cứu UA đã phát hiện ra rằng lớp phủ làm giảm 36% tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện.
Nhà vi trùng học Charles Gerba nói rằng, với tư cách là một giáo sư đại học, ông và các đồng nghiệp đã thảo luận về các cách để có môi trường an toàn hơn cho sinh viên khi họ trở lại trường sau dịch và lớp phủ kháng khuẩn trên tay nắm cửa và mặt bàn sẽ hữu ích.
Ông cũng cho biết đã bắt đầu phát triển lớp phủ này và hy vọng khi năm học bắt đầu trở lại thì lớp phủ đã sẵn sàng cho việc đảm bảo an toàn môi trường học tập cho sinh viên.