Theo ông Ninh, thông tin báo cáo của Công an tỉnh ông nắm được, đến nay, cơ quan công an vẫn đang tạm giữ hình sự đối với Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám là các đối tượng bị nghi đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà.
“Hiện nay, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đang tiếp tục điều tra, làm rõ”, ông Ninh nói thêm.
PV: Xin ông cho biết, phía tỉnh chỉ đạo như thế nào trong vụ việc này?
- Tỉnh đang có hướng đề nghị làm sao là nước mặt sông Đà thì họ phải lấy ở nước mặt sông Đà là chính. Họ phải bơm từ sông Đà lên và có bể chứa, sau đó mới bơm lên lọc, chuyển về Hà Nội. Còn hiện tại đang ở hồ Đầm Bài với 16 km2 nên khi mưa nước lưu vực xuống nhiều.
PV: Như vậy có thể nói hiện nay công ty nước sông Đà nhưng thực chất là nước hồ Đồng Bài?
- Không phải, ở đây phần lớn là nước sông Đà và có nước hồ. Nước hồ là về mùa mưa còn về mùa khô thì lấy nước mặt sông Đà.
PV: Trong vụ việc vừa qua mới có một xe tải dầu đã gây khủng hoảng rất lớn như vậy. Vậy theo ông có đặt ra việc cần có một biện pháp cụ thể?
- Đây là vấn đề kiểm soát nguồn vào và trách nhiệm của nhà máy phải nâng cao hơn.
PV: Trong cuộc họp báo, đại diện của công ty nước sạch sông Đà chưa xin lỗi mà cho rằng, sau khi có kết luận cuối cùng sẽ xin lỗi, thậm chí, nói mình là nạn nhân chịu thiệt hại lớn... Quan điểm của ông thế nào?
- Theo tôi, đã cung cấp nước sạch thì phải đảm bảo chất lượng nước cho người dân. Khi chưa đảm bảo thì trước hết phải nhận trách nhiệm là người cung cấp nước cho người dân. Bây giờ công ty nói thực chất một số số liệu vẫn đảm bảo nhưng người dân phản ánh nước đó có mùi khét thì mình phải chịu trách nhiệm.
PV: Cá nhân ông có thấy đại diện công ty nước sạch sông Đà tiết kiệm lời xin lỗi không?
- Thực ra là do họ. Người đại diện ở cuộc họp báo ở Hà Nội, anh Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty - nói là người làm thuê còn tại Hòa Bình là Phó Giám đốc đến theo tôi dự đoán anh này khả năng, trách nhiệm chỉ đến mức độ vậy thôi.
PV: Xin ông cho biết về việc bảo vệ nguồn nước?
- Hiện vị trí ở đó là 16km2, cả khu vực rất lớn nên việc kiểm soát phải thường xuyên. Bây giờ tất cả lắp camera, rải lực lượng công an thì không thể mà có lực lượng lớn như vậy. Cho nên anh dùng nguyên liệu đầu vào bao nhiêu nước thì anh phải kiểm soát đầu vào.
PV: Có ý kiến cho rằng hiện còn thiếu quy định về bảo vệ đầu nguồn?
- Tất cả hoạt động trên lưu vực đều phải đạt tiêu chuẩn chật lượng kể cả về dân cư, hoạt động của các nhà máy, để bảo đảm nước đạt chất lượng, khi xả ra phải đạt B, sau có thể tăng lên A tiêu chuẩn. Nhưng, như tôi nói ban đầu, Công ty nước phải kiểm soát đầu vào nguyên liệu của anh sản xuất. Tất cả, nguyên liệu anh sản xuất phải bảo đảm
PV: Trong vụ việc của công ty sông Đà, theo thông tin hà Nội cung cấp thì công ty này biết được việc xả dầu nhưng không báo cáo? Với những hậu quả xảy ra, theo ông có nên đặt vấn đề xử lý hình sự doanh nghiệp không?
- Hiện cơ quan điều tra đang làm, việc này phải do cơ quan điều tra xác định. Bây giờ khởi tố rồi thì bên điều tra, nên chưa nói được là hình sự hay không hình sự.
PV: Nhưng rõ ràng trong vụ việc này phải xử lý nghiêm?
- Tất nhiên sự việc như thế này rồi, xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý nghiêm, sau này cũng phải rút kinh nghiệm để bảo đảm nguồn nước.
PV: Nhiều người nói rằng việc xử lý vừa qua của các cơ quan còn chậm, lúng túng. Ý kiến của ông thế nào?
- Thực ra trách nhiệm trên địa bàn, khi nhận được thông tin thì anh em cũng đi xác định ở những vị trí đó. Về sau, đơn vị có thuê Trung tâm ứng phó sự cố môi trường xử lý và dừng cung cấp nước. Tôi cũng gặp anh Tốn và nói rất băn khoăn, bởi trên tất cả thông số đều không có gì nên họ mới không dừng cấp nước nhưng như người dân phản ánh mùi khét ở nước rất ghê.
Chính tôi đến điểm bên ngoài nhà máy thì thấy mùi khét như cao su cháy và mùi rất khủng khiếp.
PV: Nhiều đại biểu ủng hộ phương án nên kiện phía cung cấp nước ra tòa. Ông nhận định thế nào về việc này?
- Kiện thì mình chưa thấy việc kiện ra tòa vì tùy theo mức độ, người dân thấy thế nào. Ở đây, công ty đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân trong việc cấp nước lại, xử lý đầu nguồn.
PV: Cảm ơn ông!