Bên lề Diễn đàn cấp cao ĐTTM ASEAN năm 2020, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT, đã chia sẻ với báo chí..
* Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và những giải pháp cho đô thị ở Việt Nam, ông có thể chia sẻ việc xây dựng CSDL và kết nối số góp phần quan trọng như thế nào trong việc xây dựng ĐTTM?
Xây dựng CSDL là linh hồn cho tất cả những ứng dụng và phục vụ cho việc điều hành. Xu hướng hiện tại bắt buộc chúng ta phải điều hành trên nền tảng CSDL ở nhiều góc nhìn khác nhau. Chia sẻ CSDL, mà chúng ta thường nói dữ liệu mở, có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng ta có thể thấy ngay trong hoạt động của chính quyền, khi mà các bộ, ngành, địa phương có sự chia sẻ dữ liệu, qua đó giúp cho bộ, ngành, địa phương có thể có nhiều dữ liệu, có nhiều góc nhìn đa chiều để quyết định tốt nhất dựa trên nền tảng dữ liệu.
Thứ hai, trong quá trình có dữ liệu mở, chúng ta sẽ công khai, tường minh với người dân, với DN. Qua đó giúp cho người dân, DN tiếp cận được nhiều dữ liệu. Một trong những xu thế mà chính quyền phục vụ cho người dân thì dữ liệu mở giúp cho nhiều bộ, ngành, địa phương có thể kết nối với nhau, chỉ một đầu mối phục vụ cho người dân tốt hơn.
Trong một xu thế của nền kinh tế số, dữ liệu cần sự kết nối rất rộng rãi. Dữ liệu có một quy mô rất lớn, từ nền tảng internet vạn vật, từ nền tảng big data, có thể thấy một khối lượng dữ liệu vô cùng quan trọng mà nếu chúng ta có sự kết nối thì sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn và đó cũng chính là điều phát huy cho một nền kinh tế số trong tương lai.
Gian trưng bày của VNPTtại Triễn lãm thu hút rất động khách tham quan trải nghiệm. |
Bản chất đó là dữ liệu, không có khác nhau. Về mặt nguyên tắc, khác nhau ở khía cạnh là đối với chính quyền thì người ta cần những dữ liệu để phục vụ cho chính quyền còn nếu ở ĐTTM thì chúng ta có nhiều dữ liệu ở góc cạnh đa chiều. Ví dụ như những ứng dụng trên nền tảng internet cho vạn vật. Đấy là những dữ liệu chuyên ngành cho bài toán chuyên ngành. Chính quyền có thể chỉ cần một vài trong những chỉ số đấy, chứ không phải là tất cả.
Nói tóm lại, bản chất đều là dữ liệu, đối với chính quyền hay ĐTTM thì nó phụ thuộc vào mục đích sử dụng để có thể khai thác dữ liệu đúng mục tiêu.
* Là một DN tiếp xúc và xây dựng nhiều giải pháp, cơ sở cho các ĐTTM ở Việt Nam, vậy ông có thể chia sẻ tầm quan trọng của phát triển hạ tầng số và giải pháp, như ta thường nói là “đo ni đóng giày” từng địa phương, thì nó có khác nhau như thế nào?
Chúng ta đi từ cơ sở cho nên việc phát triển hạ tầng là một điều cực kỳ quan trọng. Hạ tầng ở đây có thể là từ hạ tầng nền tảng phục vụ cho kết nối, đó là hạ tầng viễn thông, hạ tầng băng rộng, hạ tầng internet để giúp cho việc kết nối giữa các cơ quan, kết nối giữa DN và người dân.
Hạ tầng thứ hai cực kỳ quan trọng là hạ tầng giúp cho chúng ta phát triển được những ứng dụng cho chính quyền cho DN.
Trong nền tảng từ các hạ tầng, các ứng dụng này, chúng ta có thể phục vụ được theo các lợi ích của chính quyền, theo điều hành của chính quyền theo mục tiêu điều hành trên nền tảng đang sẵn có.
Ở đây còn một góc độ khác. Khi mà chính quyền xây dựng ĐTTM chẳng hạn, khi phát triển các dịch vụ số cho ĐTTM thì việc nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng của người dùng với người dân đô thị cũng rất là quan trọng.
Để người dân, DN, người dùng tiếp cận nhanh với những sản phẩm cũng như những ứng dụng của ĐTTM, đó là một trong những xu hướng rất là rõ ràng của chuyển đổi số, chúng ta tạo được những nền tảng ứng dụng mà nó làm cho người dân, DN tiếp cận, khai thác dễ dàng. Đó cũng là nội hàm để cho các đối tượng có thể nhanh chóng tiếp cận với những dịch vụ số.
* Việt Nam có tham gia mạng lưới ĐTTM của ASEAN, vậy theo ông chúng ta có sự kết nối như thế nào với họ, làm sao để chúng ta không bị tụt lại, không bị quá chênh lệch so với họ?
Hiện nay, về mặt nguyên tắc, các Hiệp hội ĐTTM hay các nội dung liên quan đến ĐTTM cũng có những định nghĩa chưa rõ ràng. Với những ứng dụng tương đồng thì chúng ta cũng nên có những chia sẻ để cùng nhau tiến tới mô hình ứng dụng chung, hiệu quả nhất, đã được chứng minh trong thực tế. Cái khó trong triển khai ĐTTM là chúng ta chưa có định nghĩa, chưa có tiêu chí rõ ràng. Nhưng vấn đề ở chỗ, mục tiêu của chúng ta là sử dụng công nghệ để làm sao cho những người dân, những DN và những người điều hành xã hội có thể tiếp cận tốt nhất, có những trải nghiệm tốt nhất …
* Ở đây chúng ta hay nhìn ĐTTM dưới góc độ chính quyền nhiều hơn, nhưng ngược lại ở phía DN và người dân họ phải chuẩn bị những điều gì để có thể tham gia một phần vào kế hoạch đó và kết nối sử dụng những tiện ích từ ĐTTM?
Có hai khía cạnh. Nếu nhìn về khía cạnh chính quyền về ĐTTM thì chúng ta có thể đi sâu vào chính quyền số thì trong đó nội hàm của ĐTTM là chính quyền sử dụng những dữ liệu đa chiều, những thông tin online để chúng ta có thể có những phân tích, phục vụ tốt nhất cho người dân, cho DN, chính quyền… Đó là những nội hàm để có lợi ích cho DN và cho người dân. Từ những nội hàm ấy mới mang lại sự phát triển chung cho đô thị. Phát triển chung này cần có sự hỗ trợ của chính quyền, không nhất thiết là chính quyền phải xây dựng những ứng dụng về ĐTTM.
* Vậy thưa ông, khi chính quyền xây dựng chính quyền số thì DN sẽ phải đáp ứng với chính quyền số đó như thế nào? Họ phải chuẩn bị như thế nào với chính quyền số đó ở đô thị mà với rất nhiều giải pháp thông minh như thế?
Về mặt nguyên tắc, khi chính quyền xây dựng được chính quyền số thì DN và người dân có thể tiếp cận với những số liệu rất tường minh, nhanh chóng, kịp thời. Trên cơ sở đó với năng lực của DN và người dân tiếp cận thì chúng ta có những nhu cầu cụ thể và có những số liệu rõ ràng để phục vụ cho công tác của DN và người dân. Tất cả những ứng dụng chuyên ngành khác của DN thì DN tự phát triển để phục vụ cho lợi ích của chính mình. Và qua đó, hoạt động của DN sẽ tạo ra dòng chảy của một xã hội số…
* Xin trân trọng cám ơn ông!