"Phỏng tay" với giá vàng

 Đến đầu giờ chiều qua (19/8), giá vàng trên thị trường trong nước đã cán mức 47 triệu đồng/lượng, tăng 1,45 triệu đồng/lượng so với cuối chiều ngày 18/8.

Đến đầu giờ chiều qua (19/8), giá vàng trên thị trường trong nước đã cán mức 47 triệu đồng/lượng, tăng 1,45 triệu đồng/lượng so với cuối ngày 18/8.
Giá vàng tăng mạnh do những lo ngại kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa
Giá vàng tăng mạnh do những lo ngại kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa

Trước đó, vào buổi sáng, giá vàng niêm yết tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) liên tục đảo chiều với tốc độ nhanh. So với mức giá niêm yết 45,55 triệu đồng/lượng (bán ra) chiều ngày 18/8, giá vàng niêm niêm yết đầu giờ sáng 19/8 giá vàng đã vượt lên 46,85 triệu đồng/lượng, tăng 1,3 triệu đồng/lượng. Sau đó không lâu, giá vàng bán ra đã đạt mức 46,55 triệu đồng/lượng, rồi 46,7 triệu đồng/lượng.

Tại các điểm giao dịch vàng ở trung tâm quận nhất TP.HCM, nhiều khách hàng còn trù trừ nghe để giao dịch đã không kịp trở tay khi đến 2 giờ chiều, giá vàng tăng vọt lên mức “khủng”, mua vào cán ngưỡng 47 triệu đồng/lượng, bán ra 47,6 triệu đồng/lượng, tăng hơn 300.000 đồng/lượng so với thời điểm kết thúc buổi giao dịch sáng. Tuy nhiên, giá vàng lên cao với biên độ tăng giảm thay đổi nhanh khiến thanh khoản không cao. Các tiệm vàng gần như chỉ có khách đến xem, khách mua rất ít. Tại các trung tâm giao dịch lớn, cảnh mua bán cũng hết sức trầm lắng.

Đại diện Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ cho biết, buổi sáng ngày 19/8, mãi lực kinh doanh của công ty rất thấp, số lượng khách hàng mua và bán cân bằng nhau. Số lượng vàng công ty giao dịch chỉ đạt khoảng vài trăm lượng, thấp hơn rất nhiều so với ngày hôm trước.

Đà tăng của giá vàng trong nước được cho là do lực đẩy trực tiếp của giá vàng quốc tế. Đêm 18/8, trong phiên giao dịch tại New York, giá vàng đã lập kỷ lục “cao nhất mọi thời đại” - đạt mức 1.829,7 USD/ounce. Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex còn tăng 29,6 USD/ounce lên mức 1.823,4 USD/ounce. Giá vàng giao ngay cũng tăng 31,5 USD/ounce lên mức 1.821 USD/ounce. Trong vòng 2 tuần giá vàng thế giới đã tăng hơn 10%.

Mặc dù vậy, nếu tính tại thời điểm chiều ngày 19/8, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 600.000 đồng/lượng. Theo giới quan sát, sự chênh lệch về giá vàng trong nước so với thế giới là một trong những nguyên nhân khiến thị trường không ổn định.

Nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước, 10 ngày trước, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp nhập khẩu 5 tấn vàng và có thể sẽ cho nhập thêm 5 tấn vàng nữa nếu thị trường vẫn tiếp tục bất ổn. Đến nay đã có 2 tấn vàng nhập khẩu tham gia “bình ổn thị trường” nhưng xem ra tác động làm nguội sức nóng của vàng vẫn không đáng kể. Các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu vàng điều tiết thị trường cho rằng, sở dĩ giá vàng nhập khẩu vẫn cao hơn thế giới do giá vàng thế giới là do phí vận chuyển, phí gia công... (?)

Trước sức "nóng" khủng khiếp của giá vàng trên thị trường, sáng qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết sẽ sẵn sàng dùng các công cụ, biện pháp tiền tệ để can thiệp thị trường vàng. Động thái này, theo nhiều người cũng khó có thể kỳ vọng nhiều nếu nhìn vào diễn biến ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. "Mức tăng giá này không có gì đáng ngạc nhiên khi mối quan ngại tăng lên về Châu Âu và dữ liệu bi quan của Mỹ. Giá vàng không có vẻ chắc chắn sẽ giảm tại thời điểm này do có quá nhiều biến động và mối lo trên các thị trường" – một chuyên gia đã được truyền thông quốc tế trích lời bình luận về kỷ lục giá vàng quốc tế.

M.N

Đọc thêm