Phú Quốc đón nhận Bằng di sản phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) -  Sáng 16/12, TP. Phú Quốc tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Sau khi được thành lập vào năm 2000, Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc đã chủ động đề xuất xây dựng và đăng ký xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý. Đến tháng 6/2021 nước mắm được bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý: “Phú Quốc” cho nước mắm sản xuất tại Phú Quốc. Đến năm 2012, sau nhiều nỗ lực, nước mắm Phú Quốc đã là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ xuất xứ hàng hoá – chỉ dẫn địa lý tại 28 nước liên minh châu Âu.

Năm 2017 được nhà nước công nhận nghề và làng nghề truyền thống sản xuất nước mắm. Đến tháng 5/2021 được Bộ VHTT&DL chứng nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống thi thức dân gian “Nghề làm nước mắm Phú Quốc”.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, phát biểu tại lễ đón nhận Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc”

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, phát biểu tại lễ đón nhận Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc”

Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm nay. Phú Quốc hiện có hơn 7.000 thùng gỗ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá. Hằng năm Phú Quốc sản xuất từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên.

Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho hay UBND TP. Phú Quốc đề nghị các cơ sở làm nước mắm ở địa phương cần tiếp tục duy trì làm nghề, giữ ổn định chất lượng nước mắm theo quy định. Các doanh nghiệp làm nước mắm cần liên kết hợp tác để mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm nước mắm địa phương phát triển bền vững.

Ông Nghiệp cho rằng địa phương tạo điều kiện thuận tốt nhất và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá để duy trì tối đa giá trị di sản văn hóa phi vật thể nước mắm truyền thống Phú Quốc.

Ông Nguyễn Lưu Trung (bìa trái), Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, trao Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc” cho lãnh đạo TP. Phú Quốc

Ông Nguyễn Lưu Trung (bìa trái), Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, trao Bằng di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc” cho lãnh đạo TP. Phú Quốc

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng: Đan xen trong quá trình hình thành và phát triển thì công tác bảo tồn phát huy truyền thống nghề làm nước mắm Phú Quốc luôn được quan tâm thực hiện, nhất là công tác bảo vệ và phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng bảo vệ chất lượng sản phẩm nước mắm đặc trưng Phú Quốc.

Nghề làm nước mắm Phú Quốc được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là sự kiện vô cùng quan trọng không chỉ đối với những người làm nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc mà còn có giá trị thúc đẩy hoàn thiện yêu cầu quản lý nhà nước đối với những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc thù, đặc trưng của tỉnh nhà, góp phần đảm bảo chất lượng, phát triển thương hiệu, khả năng gia nhập thị trường trong và ngoài nước của các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Chính vì thế, TP. Phú Quốc cần có biện pháp hợp tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc trong và ngoài nước…”Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.

Bà Phạm Huỳnh Liên Giám đốc Công ty TNHH khai thác chế biến nước mắm Hồng Hoa tại gian hàng trưng bày nước mắm Phú Quốc

Bà Phạm Huỳnh Liên Giám đốc Công ty TNHH khai thác chế biến nước mắm Hồng Hoa tại gian hàng trưng bày nước mắm Phú Quốc

Bà Phạm Huỳnh Liên, Giám đốc Công ty TNHH khai thác chế biến nước mắm Hồng Hoa, vui mừng nói: “Tôi nghĩ đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển của nước mắm truyền thống Phú Quốc. Qua đó, tạo đà phát triển để khẳng định vị thế của nước mắm Phú Quốc trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở của tôi sẽ cố gắng phát huy nghề truyền thống và gìn giữ chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng tin yêu lựa chọn”.

Tại buổi lễ, 5 tập thể và 5 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có những đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể Nghề làm nước mắm Phú Quốc.

Ngay sau lễ đón nhận bằng di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo phát triển bền vững nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc./.

Đọc thêm