PTGĐ Khách sạn Apricot: Lòng hiếu khách tạo hình ảnh riêng cho khách sạn

(PLO) -Du khách ấn tượng với khách sạn Apricot không chỉ bởi kiến trúc tân cổ điển ấn tượng; Vị trí “vàng” khi tọa lạc trên con phố đắt giá nhất thủ đô; Những dịch vụ đẳng cấp 5 sao mà hơn cả chính là lòng hiếu khách của đội ngũ nhân viên đồng tâm huyết… Điều mà bà Nguyễn Thị Phương Nam - Phó Tổng Giám đốc Khách sạn Apricot tin rằng là thế mạnh để xây dựng hình ảnh cho khách sạn. 
Bà Nguyễn Thị Phương Nam.

Khách sạn Apricot vừa lọt Top 25 khách sạn sang trọng nhất tại Việt Nam. Giải thưởng này có tầm quan trọng như thế nào với thương hiệu Khách sạn Apricot, thưa bà?

Việc Apricot được lọt vào top 25 khách sạn sang trọng nhất Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là sự khởi đầu vô cùng tốt đẹp mà không phải khách sạn nào cũng dễ dàng đạt được. Đặc biệt là với một thương hiệu Apricot còn rất mới mẻ trên thị trường khách sạn tại Hà Nội nói chung và thị trường khách sạn 5 sao nói riêng.

Trong tương lai, tôi tin rằng với định hướng và những mục tiêu Ban Quản lý khách sạn đang hướng tới, Apricot sẽ còn đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế khác nữa. 

Tọa lạc trên một trong những con phố đắt giá nhất Thủ đô với tầm nhìn ôm trọn Hồ Gươm cổ kính, rêu phong, Apricot được đánh giá là một trong những khách sạn 5 sao sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Hà Nội.

Điểm khác biệt nhất để tạo nên một Apricot hoàn toàn mới lạ chính là không gian văn hóa bên trong - nơi nghệ thuật được giữ gìn và tôn vinh. Ngay từ khi bước vào đại sảnh, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong hơn 600 nguyên tác hội họa, ký họa và điêu khắc của các họa sĩ hàng đầu Việt Nam.

Được thiết kế theo phong cách tân cổ điển kết hợp với nét đặc sắc của mĩ thuật Việt, 123 phòng nghỉ của khách sạn là 123 không gian vừa sang trọng tinh tế, vừa ấm cúng và gần gũi, tái hiện những nốt thăng trong cuộc đời người họa sĩ. 

Bên cạnh đó, đóng góp vào sự thành công của khách sạn Apricot Hanoi phải kể đến đội ngũ nhân viên trẻ năng động, chuyên nghiệp và đầy nhiệt huyết với nghề. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, điều khiến tôi tự hào đó là việc tập thể nhân viên đem niềm đam mê và hoài bão có được cho ngành khách sạn, du lịch để từng giờ, từng ngày cung cấp những dịch vụ tốt nhất tới du khách. 

Nghệ thuật xây dựng thương hiệu có gì đặc biệt để Apricot khẳng định được chỗ đứng của mình như ngày hôm nay?

Ý tưởng xây dựng và sử dụng thương hiệu Apricot không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, chúng tôi còn muốn mỗi dịp ghé đến Apricot, du khách sẽ có cơ hội để thưởng thức những không gian nghệ thuật khác nhau.

Chúng tôi tự hào đưa các vị khách đến với hành trình khám phá văn hóa và nghệ thuật Việt. Nếu chỉ tính số lượng và chất lượng những tác phẩm hội họa và điêu khắc được bài trí trang trọng trong Apricot thì cũng đủ để minh chứng cho lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ ngày người Pháp sáng lập Trường Mĩ thuật Đông Dương cho đến những họa sĩ đương đại hôm nay.

Đến Hà Nội, du khách có thể tìm cho mình một không gian sang trọng ở bất cứ khách sạn 5 sao nào khác, thế nhưng, một không gian ấm cúng, thi vị với tính nghệ thuật cao thì chỉ duy nhất tại Apricot Hà Nội.

Quan trọng hơn cả đó là lòng hiếu khách, sự nhiệt tình và thân thiện của đội ngũ nhân viên khi được giao tiếp và cung cấp dịch vụ cho du khách.

Theo bà, người lãnh đạo có vai trò thế nào trong việc tạo nên sự khác biệt cho các thương hiệu nói chung và khách sạn nói riêng? 

Người lãnh đạo chính là linh hồn truyền cảm hứng và cách thức đem đến những trải nghiệm tuyệt vời đến với du khách. Với một thương hiệu rất mới như Apricot, người lãnh đạo cần phải có một sức ảnh hưởng lớn để kết nối tập thể với 200 nhân viên làm việc vì một mục tiêu chung.

Người lãnh đạo cần đưa ra một định hướng để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đi sâu và đánh dấu như một sự trường tồn lâu dài cho thương hiệu Apricot.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý khách sạn, tôi đã, đang và sẽ chia sẻ những gì mình tích lũy được để xây dựng, phát huy và duy trì chất lượng dịch vụ đồng thời tôn vinh văn hóa và nghệ thuật Việt. 

Chúng tôi luôn tiếp nhận những phản hồi của khách hàng trên mọi phương diện, từ trực tiếp lắng nghe đến các kênh trực tuyến. Tại Apricot, tôi luôn khuyến khích nhân viên tương tác với khách hàng để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. 

Theo bà, toàn thể nhân viên khách sạn phải làm gì để lưu giữ hình ảnh đẹp đó, không để nó phai mờ trong lòng du khách?

Vào tháng 1 vừa qua, khách sạn đã được trao giải thưởng Traveler’s Choice năm 2016 của TripAdvisor, nằm trong Top 1% các khách sạn trên website du lịch lớn nhất thế giới này, lọt vào Top 25 khách sạn sang trọng nhất tại Việt Nam.

Mới đây, Apricot cũng được để cử trong World Luxury Hotel Awards - giải thưởng uy tín hàng đầu thế giới dành cho các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Theo tôi, việc xây dựng được một thương hiệu với những nét riêng như Apricot đã khó, việc lưu giữ và phát huy những giá trị đó còn đòi hỏi nhiều thử thách hơn thế nữa.

Và để làm được điều đó cần sự cố gắng, đồng lòng hướng tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo của đội ngũ CBNV trong khách sạn là điều rất quan trọng. Bất cứ sự thành công nào đều cần có một tinh thần chung, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Một tập thể yêu nghề sẽ là yếu tố tiền đề để dẫn đến những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

Việc xây dựng được một thương hiệu với những nét riêng như Apricot đã khó, việc lưu giữ và phát huy những giá trị đó còn đòi hỏi nhiều thử thách hơn thế nữa. Và để làm được điều đó cần sự cố gắng, đồng lòng hướng tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo của đội ngũ CBNV trong khách sạn là điều rất quan trọng.

Đọc thêm