Quảng Bình chủ động ứng phó với mưa lũ, bảo vệ tuyệt đối tính mạng tài sản của người dân

(PLVN) - Mưa lớn trong 3 ngày qua đã làm cho 732 nhà dân của 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (Quảng Bình) bị ngập từ 0,5m đến dưới 1m, 25 điểm trường bị ngập từ 10-20cm.
Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại Lệ Thủy sáng ngày 16/10.
Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại Lệ Thủy sáng ngày 16/10.

Sáng 16/10, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ trên địa bàn huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.

Kiểm tra tình hình mưa lũ tại huyện Lệ Thủy.

Kiểm tra tình hình mưa lũ tại huyện Lệ Thủy.

Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, tại huyện Lệ Thủy, tính đến sáng 16/10, nước sông Kiến Giang đã vượt báo động 3 là 0,3m. Tổng số hộ dân bị ngập từ 0,5m đến dưới 1m là 608 hộ, 25 điểm trường bị ngập từ 10-20cm, có 8 hộ tại các bản ở xã Lâm Thủy được di dời; một số tuyến đường ngập sâu trên 0,5m. Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị ngập, chia cắt do nước lũ dâng cao.

Người dân thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy muốn đi lại phải di chuyển bằng thuyền, bằng thúng.

Người dân thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy muốn đi lại phải di chuyển bằng thuyền, bằng thúng.

Tại Quốc lộ 9C có 3 điểm sạt lở, trong đó một điểm đã được khắc phục cơ bản, 2 điểm còn lại đang triển khai. Hệ thống ngầm tràn vào các bản đã thông. Các địa phương đang tiếp tục kiểm tra, rà soát các điểm sạt lở để khắc phục.

Nước lũ lên nhanh, gây ngập lụt, chia cắt nhiều nơi tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy.

Nước lũ lên nhanh, gây ngập lụt, chia cắt nhiều nơi tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy.

Qua kiểm tra thực tế tại xã An Thủy, Xuân Thủy, Lộc Thủy, nước lũ vẫn đang ở mức trên báo động 3 khiến cho nhiều địa phương của huyện Lệ Thủy bị ngập diện rộng, nhiều nhà dân chìm trong nước lũ.

Để đảm bảo an toàn, huyện Lệ Thủy đã cho các điểm trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tạm thời cho học sinh nghỉ học để tránh lũ; các trường ở khu vực thấp trũng đã chuyển thiết bị, đồ dùng lên vị trí cao ráo, an toàn.

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy (hàng đầu, đứng giữa) kiểm tra công tác vận hành điều tiết nước hồ chứa Rào Đá sáng ngày 16/10.

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy (hàng đầu, đứng giữa) kiểm tra công tác vận hành điều tiết nước hồ chứa Rào Đá sáng ngày 16/10.

Tiếp đó, ông Vũ Đại Thắng đã tới kiểm tra việc vận hành điều tiết nước hồ Rào Đá của huyện Quảng Ninh. Qua kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đơn vị quản hồ chứa nước phải vận hành đúng quy trình, bảo đảm an toàn công trình; chú ý theo dõi sát dự báo lượng mưa trong những ngày tới để chủ động ứng phó kịp thời.

Nhiều nơi trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị ngập nặng do ảnh hưởng của mưa lũ.

Nhiều nơi trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị ngập nặng do ảnh hưởng của mưa lũ.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm đã đến thị sát tình hình ngập lụt tại huyện Quảng Ninh và một số công trình, tuyến đường giao thông, các khu vực dân cư ở vùng trũng thấp bị ngập úng cục bộ như; Tân Ninh, Hiền Ninh, An Ninh và tuyến đường tỉnh 564B. Đến trưa 16/10, vẫn đang bị ngập cục bộ, nhiều điểm các phương tiện giao thông không thể qua lại được.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại huyện Quảng Ninh.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình mưa lũ tại huyện Quảng Ninh.

Đến 11h ngày 16/10, trên địa bàn huyện đã có 124 hộ dân bị ngập, trong đó; An Ninh 3; Hiền Ninh 41; Tân Ninh 30; Duy Ninh 30; Gia Ninh 20. Số thôn, bản bị chia cắt 13 (Trường Sơn 6, Trường Xuân 3, Tân Ninh 2, Hiền Ninh 1, An Ninh 1).

Để chủ động các phương án ứng phó lũ lụt, UBND huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ phương tiện vật tư; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến mưa lũ, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Nhiều tuyến đường giao thông, các khu vực dân cư ở vùng trũng thấp của huyện Quảng Ninh bị ngập úng cục bộ.

Nhiều tuyến đường giao thông, các khu vực dân cư ở vùng trũng thấp của huyện Quảng Ninh bị ngập úng cục bộ.

Đánh giá cao sự chủ động của các địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương cần phát huy tính hiệu quả phương án “4 tại chỗ”, tránh bị động trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của người dân là trên hết.

Di chuyển tài sản lên nhà cao tầng, nhà kiên cố.

Di chuyển tài sản lên nhà cao tầng, nhà kiên cố.

Đối với những khu vực bị ngập lụt, cơ quan chức năng cần tập trung khắc phục hậu quả, làm tốt công tác vệ sinh môi trường để phòng ngừa dịch bệnh, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh viện, trạm y tế sẵn sàng trang thiết bị, thuốc men để cấp cứu và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Đọc thêm