Trong đó, nổi bật nhất là Lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa (loại hình lễ hội truyền thống) đã đi vào tâm thức của người dân và trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng, kết tinh nét văn hóa đặc sắc của vùng quê sơn cước.
Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách gần xa đến để trải nghiệm các giá trị tâm linh, văn hóa, nghệ thuật.
|
Nhiều di sản văn hóa có giá trị ở Quảng Bình đang được bảo tồn và phát huy. |
Cùng với đó là hát tuồng bội xã Hưng Trạch và hát sắc bùa huyện Minh Hóa và TP Đồng Hới (loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian) là những loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, được người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ.
|
Các thành viên đội hát tuồng bội xã Hưng Trạch. |
Với 3 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lần này, tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Quảng Bình được nâng lên con số 13; bên cạnh đó, còn nhiều di sản văn hóa có giá trị khác đang được bảo tồn và phát huy.
|
Biểu diễn hát tuồng bội xã Hưng Trạch. |
Đây chính là tài sản quý giá, là nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục tăng cường phát huy các nguồn lực, các chương trình, dự án; qua đó, khai thác, phát huy các giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Bình đã có 2 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là hát ca trù của người Việt (hát nhà trò, hát ả đào), nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam (chơi bài chòi).