Quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thái Lan đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên không cấm sử dụng cần sa. Nhưng Bộ trưởng Y tế nước này kêu gọi mọi người sử dụng cần sa vì “lợi ích” của họ thay vì “gây hại”.
Cây cần sa. Ảnh: Getty Images
Cây cần sa. Ảnh: Getty Images

Bộ trưởng Bộ Y tế Anutin Charnvirakul, một người ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa lâu năm, đã thông báo trong một bài đăng dài trên Facebook rằng Ban Kiểm soát Ma túy “cuối cùng” đã đồng ý loại trừ tất cả các bộ phận của cây cần sa khỏi danh sách các loại ma túy được kiểm soát của chính phủ.

Qui định này sẽ có hiệu lực sau 120 ngày kể từ ngày thông báo trên công báo của chính phủ.

Gọi thông báo là “tin tốt”, ông Charnvirakul lưu ý rằng “các quy tắc và khuôn khổ” cho việc trồng và sử dụng cần sa cần phải được thiết lập để đảm bảo rằng cần sa sẽ được sử dụng “vì lợi ích của con người trong y học, nghiên cứu, giáo dục.”

Các quy tắc này sẽ là một phần của Đạo luật Cần sa và Cây gai dầu, mà ông Charnvirakul cam kết sẽ đề xuất tại Quốc hội vào thứ Tư và điều này làm sáng tỏ việc trồng cần sa tại nhà sau khi thông báo lần đầu với chính quyền địa phương. Cần có giấy phép để sử dụng cần sa cho mục đích thương mại.

“Vui lòng không sử dụng nó để gây hại”, Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul kêu gọi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng không làm rõ những thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng hợp pháp của việc sử dụng ma túy ở quốc gia này. Hãng tin AP cho biết, hiện cảnh sát địa phương và luật sư không chắc liệu sở hữu cần sa có còn là hành vi phạm tội hay không.

Cần sa lần đầu tiên được hợp pháp hóa để sử dụng trong y tế và nghiên cứu ở Thái Lan vào năm 2020.

Đọc thêm