Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIII sáng nay chính thức khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Theo dự kiến có nhiều phiên họp được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. 

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIII sáng nay chính thức khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Theo dự kiến có nhiều phiên họp được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII
7h15 hôm nay, theo dự kiến, các vị đại biểu Quốc hội sẽ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 8h, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp và trao đổi về một số vấn đề cần thiết khác. Đúng 9h, Quốc hội họp phiên khai mạc.
Dự kiến kỳ họp kéo dài 26 ngày, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Về công tác xây dựng Pháp luật, dự kiến Quốc hội dành khoảng 16 ngày để xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 nghị quyết; đặc biệt, là cho ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác.
Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày để nghiên cứu, thảo luận về Báo cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Quốc hội cũng sẽ nghiên cứu, thảo luận và xem xét, thông qua Nghị quyết về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”.
Tại kỳ họp này, lần đầu tiên, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, do một Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: “Ai không thực hiện lời hứa, tín nhiệm thấp sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Và đó là chế tài cho việc không thực hiện lời hứa”. 
Một việc làm cũng chưa có tiền lệ sẽ được thực hiện ở kỳ họp thứ 4, Quốc Hội Khóa XIII là đưa báo cáo phòng chống tham nhũng ra bàn luận tại phiên họp, thay vì chỉ được gửi đến Đại biểu Quốc hội nghiên cứu như trước đây. Dự kiến trong phiên khai mạc hôm nay, Chính phủ sẽ báo cáo công tác phòng chống tham nhũng 2012 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến cùng với các báo cáo về công tác tư pháp. 
Ngoài phiên khai mạc, bế mạc, thảo luận về tình hình KT-XH và phiên chất, tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến truyền hình, phát thanh trực tiếp một số phiên thảo luận về một số dự án luật quan trọng, nhất là những dự án luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, như Dự án: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi), Sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.
Nhật Thanh

Đọc thêm