Tìm thấy "đặc vụ Nga" trong bức ảnh chụp cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ?

(PLVN) - Các nhà báo tại một đài truyền hình Nga đã chú ý tới một bức ảnh chụp các cuộc biểu tình ở Houston, bang Texas, cho thấy một nhân viên cảnh sát có xăm chữ "Russia".
Bức ảnh được phóng viên Steve Campion  đăng trên Twitter.
Bức ảnh được phóng viên Steve Campion đăng trên Twitter.

Trên Twitter, phóng viên Steve Campion của Đài ABC 13 đăng một bức ảnh kèm theo bài viết:  "Bức ảnh khủng! Một người đàn ông tham gia biểu tình vì vụ George Floyd giơ nắm đấm chào một nhân viên cảnh sát Houston khi đang bước về hướng tòa thị chính".

Theo Sputnik, các nhà báo của kênh truyền hình Nga nhận thấy trên vai nhân viên cảnh sát có hình xăm "Russia" viết bằng tiếng Nga. Đồng thời, cao hơn một chút có thể thấy các chữ cái "-ovsk" .

"Ôi, những đặc vụ Nga!" — các nhân viên kênh truyền hình viết đùa.

Vì hình xăm chữ Russia bằng tiếng Nga trên tay trái nhân viên cảnh sát trong hình này, các phóng viên truyền hình Nga đùa rằng đã tìm thấy "đặc vụ Nga" trong vụ biểu tình.
 Vì hình xăm chữ Russia bằng tiếng Nga trên tay trái nhân viên cảnh sát trong hình này, các phóng viên truyền hình Nga đùa rằng đã tìm thấy "đặc vụ Nga" trong vụ biểu tình.

Tại Hoa Kỳ đang diễn ra làn sóng phản đối và bạo loạn sau khi George Floyd - một người Mỹ gốc Phi - bị chết vì hành động của cảnh sát ở thành phố Minneapolis. Căn cứ đoạn video được đăng trên Internet, nhân viên cảnh sát đã xô người đàn ông xuống đất, một người dùng đầu gối ấn cổ Floyd. Trong clip, người Mỹ nhắc đi nhắc lại vài lần rằng anh ta không thể thở được, rồi im bặt. Sau đó, anh ta đã chết trong phòng cấp cứu. 

Sau khi các cuộc bạo loạn bắt đầu, bốn nhân viên cảnh sát đã bị sa thải. Đến nay, cả bốn đã bị buộc tội giết người, trong đó có  một người bị buộc tội giếp người cấp 2.

Sau khi bắt đầu xảy ra các vụ cướp phá, Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho tổng thống Mỹ, nói rằng có thể Nga đã đứng đằng sau bạo lực ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bà không cung cấp bất kỳ bằng chứng hay sự kiện cụ thể nào để chứng minh cho tuyên bố của mình. 

Ông Konstantin Kosachev - người đứng đầu ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang - đã gọi những lời nói của bà Rice là giả mạo và là sự xúc phạm trực tiếp "không chỉ đối với Nga, quốc gia không và không thể hiện diện trong tình huống này, mà cả đối với người dân của chính họ và ký ức về công dân Hoa Kỳ George Floyd. Ông cảnh báo Washington không nên "mở đầu các trò chơi chính trị" trong bối cảnh thảm kịch.

Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov cũng cho biết, Matxcơva bác bỏ các cáo buộc rằng Nga dính líu đến tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ và không hề có thái độ hả hê trước làn sóng các cuộc biểu tình ở đất nước này.

"Tất nhiên đây là thảm họa, mọi người bị thiệt mạng, chúng tôi thấy những cuộc biểu tình đang xảy ra như thế nào, chúng tôi thấy những hành động của những người tuần hành, những kẻ khiêu khích trà trộn giữa những người tham gia biểu tình ôn hòa", - ông Antonov nói trên chương trình "60 phút" của kênh truyền hình "Rossya 1".

Ông nói thêm rằng, thật cay đắng khi nhận ra một thực tế rằng ngay cả trong tình huống này, khi đất nước phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như vậy, họ vẫn cố gắng tìm dấu vết của Nga, cố gắng buộc tội Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Hoa Kỳ, Nga bị cho là đã cố gắng thúc đẩy những gì đang xảy ra ở đây.

Đọc thêm