Quy định rõ quy trình tiêu huỷ pháo

(PLVN) -Bộ Công an đang tiến hành xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, trong đó đáng chú ý là các hành vi bị nghiêm cấm cũng như quy định rõ các vấn đề về công tác quản lý, bảo quản, tiêu huỷ pháo…

Bộ Công an cho biết, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, thực tiễn đã phát sinh rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước và đấu tranh, phòng chống tội phạm có liên quan đến pháo, trong đó, có vấn đề về công tác quản lý, bảo quản, tiêu hủy pháo. Tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ không quy định về công tác quản lý, bảo quản pháo, trong khi đó, pháo hoa, pháo nổ, thuốc pháo là sản phẩm rất dễ gây cháy nổ, nguy cơ mất an toàn cao, vì vậy, trong quá trình quản lý, bảo quản, cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. 

Bên cạnh đó, số lượng pháo hàng năm, cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ từ các vụ án, vụ việc là rất lớn, từ năm 2009 đến nay đã thu giữ hơn 369 tấn pháo các loại, tuy nhiên, việc tiêu hủy pháo lại chưa được quy định cụ thể, dẫn đến, cơ quan chức năng còn lúng túng trong tiêu hủy, cách thức tiêu hủy, trình tự, thủ tục tiêu hủy, cơ quan có thẩm quyền tiêu hủy...

Do đó, Dự thảo Nghị định thay thế dự kiến quy định việc tiêu hủy pháo, pháo hiệu, thuốc pháo phải thực hiện chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  Việc tiêu hủy phải được tiến hành ở các địa bàn biệt lập, cách xa nơi dân cư, các công trình công cộng và đã được thủ trưởng cơ quan quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Đặc biệt, dự thảo quy định phương pháp tiêu hủy pháo, pháo hiệu, thuốc pháo: Đối với các loại pháo, pháo hiệu vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau. Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp, nước có chứa hóa chất còn lại phải đổ, chôn lấp tại các bãi hủy biệt lập, cách xa nơi dân cư, các công trình công cộng và đã được Thủ trưởng cơ quan quân sự, Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Đối với các loại pháo, pháo hiệu vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo. Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo tan hoàn toàn trong nước thì đổ, chôn lấp tại các bãi hủy biệt lập, cách xa nơi dân cư, các công trình công cộng và đã được Thủ trưởng cơ quan quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Đối với thuốc pháo, sau khi có quyết định tiêu hủy, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả pháo tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP đã phát sinh nhiều điểm không còn phù hợp, một số hành vi có liên quan đến thuốc pháo, pháo nổ, pháo hoa, pháo hiệu nhưng lại chưa được quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Vì vậy, dự thảo Nghị định cũng đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo.  

Đọc thêm