Quy định ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng 2023

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quy định cách tính và áp dụng điểm ưu tiên được đưa vào quy chế tuyển sinh ban hành năm 2022, nhưng có hiệu lực từ năm 2023. Theo đó, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Bắt đầu từ năm 2023 trở đi, điểm ưu tiên đối với thí sinh sẽ giảm dần khi thí sinh đạt tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT ở mức 22,5 điểm trở lên.

Cụ thể, nếu thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30), mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo quy định của quy chế.

Và với công thức trên, một học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng nếu thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3 và đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Nếu không trúng tuyển đợt 1, thí sinh có thể chờ và cập nhật thông tin xét tuyển ở các đợt tiếp theo trong năm của các cơ sở đào tạo. Nếu sau khi xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn chỉ tiêu tuyển sinh, các trường sẽ thông báo và tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển.

Những trường nào được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt?

Bộ GD&ĐT thông báo danh sách 16 đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Năm 2021, Bộ GD&ĐT ban hành năm Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Theo quy định của Quy chế, chứng chỉ tiếng Việt được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng từ bậc 1 đến bậc 6 của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt bao gồm: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. Các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài. Các đơn vị này cần bảo đảm các điều kiện theo quy định về đội ngũ, cơ sở vật chất, ngân hàng câu hỏi.

Danh sách 16 đơn vị cụ thể như sau:

TT

Tên đơn vị

1.

Trường Đại học Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam

2.

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế

3.

Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế

4.

Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long

5.

Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

6.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

7.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

8.

Trường Hữu Nghị 80

9.

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

10.

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

11.

Trường Hữu Nghị T78

12.

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

13.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

14.

Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

15.

Trường Đại học Hạ Long

16.

Trường Cao đẳng Sơn La

Đọc thêm