Theo luật lệ hiện hành ở các nước trên thế giới, quyền nuôi dạy con ở độ tuổi vị thành niên thuộc về bố mẹ; và chỉ có bố mẹ hợp pháp của những đứa trẻ mới có quyền ấy. Pháp luật có những quy định rất cụ thể và rõ ràng về ai được công nhận có quyền nuôi dạy bọn trẻ và việc nuôi dạy bọn trẻ phải đáp ứng được những tiêu chí gì.
Nếu những tiêu chí này không được đáp ứng và điều kiện không được tuân thủ thì quyền ấy có thể bị tước đi hoặc hạn chế. Theo đó và trong trường hợp thông thường, ngoài bố mẹ ra không có ai khác được pháp luật trao cho quyền nuôi dạy con. Luật pháp chính thức của nước Anh hiện tại cũng vậy.
Nhưng nước Anh là một nền quân chủ lập hiến. Hoàng gia Anh tuy không nắm thực quyền nhưng vẫn có địa vị pháp lý cao hơn cả quốc hội và chính phủ. Hoàng tộc này lại có luật lệ riêng và những luật lệ ấy thường đã tồn tại từ rất lâu nay, đã rất cổ rồi mà vẫn có hiệu lực.
Theo luật pháp Anh thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tức là luật pháp có hiệu lực như nhau đối với tất cả mọi người. Nhưng vì thành viên của hoàng tộc Anh không phải như mọi người khác nên có cả luật lẫn lệ riêng cho diện đối tượng đặc biệt này của vương quốc Anh.
Về chuyện quyền dạy con cháu trong hoàng tộc Anh thì có từ năm 1717 một bộ luật quy định rõ ràng. Theo đó, vua hay nữ hoàng đương nhiệm được pháp luật dành cho quyền nuôi dạy những hậu duệ của mình, không phải độc quyền nuôi dạy mà quyền cùng tham gia nuôi dạy và quyết định chuyện nuôi dạy, không phải chỉ đối với thế hệ con mà còn đối với cả thế hệ tiếp theo đó, tức là cả cháu, chắt và còn xa hơn cả thế nữa.
Một bộ luật đã cũ bởi ra đời cách đây hơn 3 thế kỷ mà vẫn có giá trị cả trên danh nghĩa lẫn trên thực tế trong khi thực tiễn của cuộc sống của con người và thế giới luật pháp hiện tại so với ở thời điểm cách đây 300 năm đã khác nhau một trời một vực. Đã thế rồi, hoặc cũng có thể chính vì thế mà nó trái ngược với tinh thần của luật pháp liên quan ở trong thời hiện đại. Bởi vậy nên mới nảy sinh ra hai cái lệ mới.
Cái lệ thứ nhất là luật pháp hiện đại không xoá sổ luật pháp cũ nhưng không để cho nó có hiệu lực chính thức và duy nhất nữa. Ở nước Anh hiện tại, bộ luật năm 1717 kia dẫu có được nhắc đến thì cũng không còn được vận dụng.
Hoàng tử Anh Harry và Công nương Meghan |
Quốc hội và chính phủ Anh không muốn làm khó hoàng tộc với yêu cầu hoàng tộc phải tự từ bỏ bộ luật này. Hoàng gia Anh không dám vận dụng nó vì nó đã quá lạc hậu và lỗi thời nên vận dụng thì chỉ lợi bất cập hại và phản tác dụng. Thần dân không còn thân thiện nữa thì sự tồn tại của vương triều sẽ bị đe doạ.
Cái lệ thứ hai là bản thân con cháu các thế hệ sau trong hoàng gia Anh phớt lờ luật cổ này và thường tự quyết hết chuyện nuôi dạy con mình, tức là tự quyết và không để cho các thế hệ trước can thiệp vào chuyện nuôi dạy con. Chuyện thái tử Charles ly hôn công nương Diana để rồi kết hôn với mối tình xưa là ví dụ điển hình. Nữ hoàng Anh Elizabeth II, dẫu không hài lòng cũng chẳng làm gì được.
Luật cũ không chế ngự nổi những cái lệ mới. Như thế đúng hay sai về pháp lý, tốt hay không tốt về đạo lý là chuyện khác. Đáng nói ở đây là vì sao, mà không chỉ có ở mỗi nước Anh đâu nhé, nhiều luật cổ đã bị vô hiệu hoá trên thực tế rồi mà vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa.
Harry, 34 tuổi, người từng được mệnh danh là "hoàng tử tiệc tùng", thường xuyên xuất hiện ở các hộp đêm London, thậm chí từng bị chụp ảnh khỏa thân trong một khách sạn tại Mỹ sau khi uống rượu say. Tuy nhiên, một nguồn tin hoàng gia tiết lộ rằng anh đã từ bỏ sở thích trên nhiều tháng nay, ít nhất là cho đến khi Meghan, 37 tuổi, sinh con.
"Meghan rõ ràng không thể uống rượu khi mang thai và Harry muốn thể hiện sự ủng hộ với vợ", nguồn tin cho hay. "Họ ở bên nhau nhiều hơn vì cậu ấy không thể đi ra ngoài uống rượu với bạn bè như trước đó".
Cung điện Kensington hôm 15/10 thông báo Meghan đang mang thai con đầu lòng, năm tháng sau khi cô kết hôn với Harry. Cựu diễn viên người Mỹ từng chia sẻ cô rất thích uống rượu vang. Hồi tháng 7, Harry và Meghan cùng uống champagne tại một sự kiện và đó là lần cuối họ được nhìn thấy uống rượu trước công chúng.