Sân bay Tà Cơn - Chứng tích hào hùng giữa miền đất lửa hồi sinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nằm giữa vùng đất đỏ bazan của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, sân bay Tà Cơn không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng sống động về tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Máy bay vận tải của quân đội Mỹ tại Khu di tích sân bay Tà Cơn.
Máy bay vận tải của quân đội Mỹ tại Khu di tích sân bay Tà Cơn.

Tọa lạc tại thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, sân bay Tà Cơn có diện tích khoảng 10.000m2, nằm giữa cứ điểm Khe Sanh. Với địa hình thung lũng lòng chảo được bao quanh bởi những đồi núi, sân bay Tà Cơn là một trong những cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966 -1968 tại chiến trường Khe Sanh.

Sân bay này có một vị thế chiến lược quan trọng về quân sự không chỉ trên chiến trường Quảng Trị mà còn cả khu vực Đông Dương vì nằm gần biên giới, sát với Quốc lộ 9 nối liền từ Đông Hà (Việt Nam với vùng Nam Lào). Chính vì vậy, Khe Sanh được quân đội Mỹ sử dụng như một bàn đạp cho các cuộc hành quân càn quét trên bộ.

Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài bất khả chiến bại.

Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài bất khả chiến bại.

Nơi đây trở thành điểm cất, hạ cánh của các loại máy bay trực thăng vũ trang, máy bay phản lực chiến đấu và máy bay vận tải quân sự hạng nặng, phục vụ cho các hoạt động trinh sát, chỉ điểm, đánh phá và ngăn chặn tuyến đường Hồ Chí Minh.

Các máy bay trinh sát kiểm tra, chỉ điểm cho nhiều hoạt động đánh phá, ngăn chặn và cắt đứt các tuyến đường Hồ Chí Minh.

Các máy bay trinh sát kiểm tra, chỉ điểm cho nhiều hoạt động đánh phá, ngăn chặn và cắt đứt các tuyến đường Hồ Chí Minh.

Trở lại Tà Cơn sau hơn nửa thế kỷ, du khách có thể tận mắt chứng kiến những chiến lợi phẩm còn nguyên dấu tích thời gian: xe tăng M48 nằm im lìm dưới tán cây rừng, chiếc trực thăng UH-1A gãy cánh giữa trời xanh, hay xác pháo 155mm rỉ sét – tất cả như kể lại câu chuyện hào hùng của mùa xuân 1968.

Hầm công sự cứ điểm của quân đội Mỹ tại sân bay Tà Cơn.

Hầm công sự cứ điểm của quân đội Mỹ tại sân bay Tà Cơn.

170 ngày đêm chiến đấu ác liệt, hơn 17.000 lính Mỹ và quân Sài Gòn bị loại khỏi vòng chiến, 480 máy bay bị tiêu diệt, hàng loạt phương tiện cơ giới, khí tài tối tân bị phá hủy.

Những doanh trại của quân đội Mỹ được giữ nguyên vẹn tại sân bay Tà Cơn.

Những doanh trại của quân đội Mỹ được giữ nguyên vẹn tại sân bay Tà Cơn.

Ngày 9/7/1968, lá cờ chiến thắng của quân ta tung bay trên cứ điểm sân bay Tà Cơn. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh kết thúc thắng lợi vang dội.

Bảo tàng nhỏ tại Di tích sân bay Tà Cơn. Ở đây trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh.

Bảo tàng nhỏ tại Di tích sân bay Tà Cơn. Ở đây trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh.

Ngày nay, sân bay Tà Cơn là một trong những điểm đến thu hút du khách nhất ở Quảng Trị.

Một góc tại nhà bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh

Một góc tại nhà bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh

Ngoài các hiện vật được trưng bày ngoài trời, khu di tích còn có một bảo tàng nhỏ – nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, hình ảnh, bản đồ quý giá gắn liền với chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh.

Một số trang bị của quân giải phóng miền Nam.

Một số trang bị của quân giải phóng miền Nam.

Nhà bảo tàng với hàng trăm hiện vật có giá trị về lịch sử, khoa học.

Nhà bảo tàng với hàng trăm hiện vật có giá trị về lịch sử, khoa học.

Nơi đây còn trưng bày nhiều máy bay, trực thăng, xe tăng cùng vỏ bom, đạn. Đây là những vũ khí, phương tiện chiến tranh mà quân đội Mỹ từng dùng để tham chiến tại chiến trường Khe Sanh – Tà Cơn cách đây 57 năm.

Những loại bom Mỹ ném xuống miền tây Quảng Trị những năm 1965 - 1972.
Những loại bom Mỹ ném xuống miền tây Quảng Trị những năm 1965 - 1972.

Giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng, sân bay Tà Cơn như vẫn ngân vang khúc tráng ca bất tử của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nơi ấy, lịch sử không chỉ được ghi lại mà còn hiện hữu, sống động và lặng lẽ truyền lửa cho muôn đời sau.

Đọc thêm