Sắp thông xe tuyến vận tải Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai-Hà Khẩu-Côn Minh

Tới ngày  16/8/2012, tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc) sẽ tổ chức lễ thông xe mở tuyến vận tải hàng hóa từ Hải Phòng - Hà Nội - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc).

Tới ngày  16/8/2012, tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc) sẽ tổ chức lễ thông xe mở tuyến vận tải hàng hóa từ Hải Phòng - Hà Nội - Cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Cửa khẩu Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc).

Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Ngày 22/8/2012, phía Việt Nam sẽ tổ chức lễ thông xe tại Việt Nam hai tuyến Hà Nội - Cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Nam Ninh và tuyến Hà Nội qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) đến Thâm Quyến.

Đây là lộ trình giữa hai bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Trung Quốc  tại Hiệp định và Nghị định thư Vận tải hàng hóa và hành khách giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ cuối tháng 8/2012 sẽ được thực hiện trên 17 tuyến giáp biên giới và 9 tuyến vào sâu nội địa của nhau. Mỗi bên có 500 xe được cấp phép vào sâu lãnh thổ hai nước; Phương tiện hoạt động qua lại hai tỉnh giáp biên giới và xe công vụ không giới hạn.

Giấy phép vận tải cho các xe được phân thành 7 loại:

Loại A (màu hồng) cấp cho phương tiện vận chuyển hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.

Loại B (màu lam nhạt) cấp cho phương tiện vận chuyển hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước và xe công vụ.

Loại C (màu vàng nhạt) cấp cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.

 Loại D (màu vàng đậm) cấp cho phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm.

Loại E (màu trắng) cấp cho phương tiện vận chuyển hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.

Loại F (màu trắng) cấp cho phương tiện vận chuyển hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước và xe công vụ.

Loại G (màu trắng) cấp cho phương tiện vận chuyển hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.

Theo Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội cho biết các doanh nghiệp vận tải  đường bộ Việt Nam vẫn chưa có hợp tác quốc tế nhất là với các nước có chung đường biên, họ hoạt động có quy mô nhỏ,rất  tản mác. Số doanh nghiệp có từ 200 đầu xe lớn trở lên là rất ít.

Trong khi đó các doanh nghiệp vận tải lại cạnh tranh gay gắt ở trong nước, nên việc mở rộng tuyến đường Việt- Trung, hiệp hội  sẽ có một số giải pháp nhằm thúc đẩy tính hợp tác giữa các doanh nghiệp, sắp xếp các đầu mối để gom hàng, tổ chức lại vận tải, chuyển cơ hội hợp tác này thành động lực phát triển.

Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc luôn nêu mong muốn được chạy sâu vào lãnh thổ mỗi nước với số lượng xe lớn.

Khảo sát của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa qua ở 2 tỉnh giáp biên giới là Vân Nam và Quảng Tây cho thấy, lực lượng vận tải của nước bạn rất lớn mạnh. Riêng tỉnh Quảng Tây đã có cả chục tổng công ty vận tải lớn, mỗi tổng công ty có vài ngàn phương tiện hiện đại chuyên vận chuyển đường dài; Tỉnh Vân Nam cũng có vài tổng công ty như vậy. Với Trung Quốc, việc thực hiện Hiệp định được đánh giá là cơ hội thuận lợi.

Về phía Việt Nam, đến nay đã có danh sách các doanh nghiệp đăng kí tham gia vào các tuyến vận tải Việt - Trung. Về vận tải hành khách có các Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, Mai Linh, Vận tải Vinamotor, Vận tải Việt - Trung, Sơn Đức, Viet travel... Vận tải hàng hóa có Công ty Cổ phần Vận tải Bắc Kì, Công ty TNHH Logistem Việt Nam, Công ty Hoa Việt, Cổ Phần ôtô số 2...

Ông  Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Đến thời điểm này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc về cơ bản đã đầy đủ. Các bến xe, trạm dừng nghỉ 2 bên biên giới đã được xác đinh, thống nhất”.

Hợp tác vận tải này sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải trong nước để khẳng định thương hiệu của mình ngoài biên giới quốc gia. Đây cũng là cơ hội tốt cho người dân hai bên giao lưu, qua lại, thúc đây quan hệ thương mại, du lịch…

Trường Lưu

Đọc thêm