Sau mưa lũ, công nhân, kỹ sư dự án cầu Phú Thịnh tập trung kéo cáp cầu dây văng

(PLVN) - Sau những ngày bão lũ đi qua, gần trăm công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng, đây là một trong những hạng mục quan trọng để sớm đưa dự án về đích đúng tiến độ.

Ngày 29/9, PV Báo Pháp Luật Việt Nam có mặt trên công trường cầu Phú Thịnh. Lúc này, gần một trăm công nhân đang hăng say lao động với quyết tâm đưa công trình về đích.

Cầu Phú Thịnh được lấy ý tưởng từ dãy Ngũ Chỉ Sơn và đỉnh Fansipan. Sau khi hoàn thành cây cầu sẽ góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất phía tả ngạn sông Hồng, mở rộng không gian đô thị dọc sông Hồng theo định hướng của tỉnh

Cầu được xây dựng để kết nối phường Bắc Cường với xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai. Công trình được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực và thép, chịu được động đất cấp 7.

Cầu Phú Thịnh được lấy ý tưởng từ dãy Ngũ Chỉ Sơn và đỉnh Fansipan.

Cầu có chiều dài cầu là 250,2m, gồm 5 nhịp, trong đó, các nhịp là dầm liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng và đúc tại chỗ; bề rộng mặt cầu là 15,5m tại nhịp đúc tại chỗ, rộng 20m tại nhịp đúc hẫng và được mở rộng lên 30,5m tại vị trí sàn ngắm cảnh quan.

Hình ảnh cầu Phú Thịnh đang hoàn thiện những công đoạn cuối:

Sau khi khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, Ban Chỉ huy công trường đã ổn định các tổ đội thi công và bắt tay vào căng cáp dây văng.

Lần đầu tiên trên một công trường xây dựng cầu tại Lào Cai sử dụng đến thiết bị cẩu 800 tấn để góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi các công nhân, kỹ sư làm việc 3 ca liên tục để sớm đưa công trình vào sử dụng nhằm đáp ứng thỏa lòng mong mỏi chờ đợi của nhân dân hai bên bờ sông Hồng.

Với ý tưởng đưa cây cầu Phú Thịnh trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải Lào Cai tổ chức thi tuyển phương án thiết kế để cây cầu vừa đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ với phong cách kiến trúc độc đáo.

Sau khi thông cầu đi vào hoạt động chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cây cầu được kỳ vọng sẽ là biểu tượng cho thành phố Lào Cai năng động, phát triển.

Cầu Phú Thịnh có tổng mức đầu tư 347 tỷ đồng và sau khi hoàn thành, sẽ góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất phía tả ngạn sông Hồng, mở rộng không gian đô thị dọc sông Hồng theo định hướng của tỉnh Lào Cai.

Thời tiết nắng nóng nhưng các công nhân, kỹ sư vẫn quyết tâm vượt khó, hoàn thành mục tiêu đề ra.

Khó khăn nhất là việc kiểm soát lực căng và đo lực căng để phát hiện kịp thời các vấn đề kỹ thuật phát sinh và xử lý.

Có 3 loại bó cáp chính: bó cáp có 49 sợi cáp, 35 sợi cáp và 31 sợi cáp.

Đến thời điểm hiện tại cầu đã hoàn thành khối lượng công việc trên 90%.

Quá trình thi công gờ lan can tại nhịp 2, 3, 4 được tiến hành song song để đảm bảo tiến độ.

Kỹ sư công trường giám sát quá trình căng cáp, Bó cáp dài nhất là 35m nằm ở chính giữa cầu.

Thời điểm hiện tại số công nhân huy động khoảng gần 100 người chia thành nhiều tổ để đảm nhận nhiều phần công việc khác nhau.

Lần đầu tiên trên một công trường xây dựng cầu tại Lào Cai sử dụng đến thiết bị cẩu 800 tấn để góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Theo tìm hiểu đây là cây cầu thứ 9 của tỉnh Lào Cai bắc qua sông Hồng, trước đó tỉnh Lào Cai đã xây dựng 8 cây cầu bắc qua sông Hồng gồm: Cốc Lếu (xây dựng năm 1910), Phố Lu (1983), Phố Mới (2002), Bảo Hà (2005), Kim Thành (2009), Phố Lu mới (2015, tách đường sắt với đường bộ), Giang Đông (2015), Làng Giàng (2020).

Phối cảnh cầu Phú Thịnh, thành phố Lào Cai sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng tạo kết nối giữa quốc lộ 4E với khu đô thị Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Phương án kiến trúc cầu Phú Thịnh được lấy ý tưởng từ dãy Ngũ Chỉ Sơn và đỉnh Fansipan. Kết cấu vòm thép 5 nhịp cầu mô phỏng 5 đỉnh núi, tượng trưng cho dãy núi Ngũ Chỉ Sơn. Đỉnh cao nhất ở chính giữa với thiết kế nhịp rộng khoảng 102m (đảm bảo khổ tĩnh không thông thuyền 50m), cao khoảng 33m so với mực nước thiết kế, tượng trưng cho đỉnh Fansipan.

Đọc thêm