Sẽ nghiên cứu 5 nhóm chuyên đề về trợ giúp pháp lý

 Theo kế hoạch công tác năm nay của Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL), cán bộ, chuyên viên của Cục sẽ tổ chức nghiên cứu các chuyên đề về TGPL và ứng dụng thí điểm để có giải pháp tổ chức thực hiện trong toàn quốc theo 5 nhóm.

Theo kế hoạch công tác năm nay của Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL), cán bộ, chuyên viên của Cục sẽ tổ chức nghiên cứu các chuyên đề về TGPL và ứng dụng thí điểm để có giải pháp tổ chức thực hiện trong toàn quốc theo 5 nhóm.

Cụ thể, nhóm chuyên đề chung gồm các chuyên đề: Theo dõi và ứng dụng các giải pháp bảo đảm sự phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan tiến hành tố tụng; Hoàn thiện cơ chế tài chính thu hút sự tham gia của cộng tác viên TGPL; Chuyên đề về sự tham gia TGPL của bào chữa viên nhân dân và đại diện cơ quan, tổ chức trong tố tụng...

Nhóm chuyên đề về chất lượng TGPL gồm các chuyên đề: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động TGPL; Chất lượng vụ việc tư vấn pháp luật; Chất lượng vụ việc tham gia tố tụng; Chất lượng vụ việc đại diện ngoài tố tụng; Chất lượng vụ việc hoà giải; Chất lượng vụ việc về hành chính, khiếu nại; Quy trình thực hiện kiến nghị giải quyết vụ việc TGPL; Quy trình thực hiện kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ của cán bộ, công chức; Quy trình thực hiện vụ việc tư vấn; Quy trình tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được TGPL; Quy trình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; Quy trình tham gia tố tụng trong vụ án hành chính; Quy trình thực hiện TGPL trong vụ việc đại diện ngoài tố tụng.

Nhóm chuyên đề về đối tượng TGPL gồm các chuyên đề: Các giải pháp tăng cường TGPL cho người mới ra tù tái hoà nhập cộng đồng; Các giải pháp tăng cường TGPL cho trẻ em lang thang không nơi nương tựa; Các giải pháp tăng cường TGPL cho trẻ em bị bạo hành; Các giải pháp tăng cường TGPL cho trẻ em bị xâm hại tình dục; Các giải pháp tăng cường TGPL cho trẻ em ở các trường giáo dưỡng; Các giải pháp tăng cường TGPL cho người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng; Các giải pháp tăng cường TGPL cho lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp; Các giải pháp tăng cường TGPL đối với các bị can trong các vụ án hình sự; Kỹ năng TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số; Các giải pháp tăng cường phối hợp TGPL cho người Việt Nam ở nước ngoài. 

Nhóm chuyên đề về bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL: Các điều kiện bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; Đổi mới chương trình đào tạo các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; Phương pháp cùng tham gia của học viên trong các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; Cơ chế trao đổi chuyên gia giảng dạy nước ngoài trong các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL ở địa phương.

Nhóm chuyên đề về lĩnh vực pháp luật TGPL: TGPL trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; TGPL trong lĩnh vực hành chính, khiếu nại, tố cáo; TGPL trong lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm; TGPL trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em...

Ngoài ra, Cục cũng sẽ cập nhật, sửa đổi nội dung của các loại tờ gấp pháp luật đang hiện hành, biên soạn và phát hành 120 loại tờ gấp pháp luật và 30 loại Cẩm nang pháp luật, cuốn Sổ tay hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL, cuốn sách “Vụ việc kiến nghị điển hình trong hoạt động TGPL” và các loại tài liệu pháp luật khác về TGPL cho các đối tượng đặc thù.

Gia Lâm

Đọc thêm