Dân gian hay truyền nhau việc dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Nhằm mục đích đưa hết nước trong phổi ra ngoài, nhưng theo các chuyên gia y tế; Hành động hoàn toàn sai, làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Và trên thực tế thì khi ngạt nước, nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Ngoài ra một số trường hợp khi vớt được người đuối nước không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay mà chuyển bệnh nhân đến viện, làm mất thời gian vàng cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống do bệnh nhân bị thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.
Vậy làm sao để sơ cứu đúng cách khi trẻ bị đuối nước?
Đầu tiên, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Cuối cùng, nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.