Theo đó, về tình trạng sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thì hiện nay ở vùng đê biển Tây cũng đang đối mặt với báo động đó là dọc theo chiều dài bờ biển sóng biển liên tục bào mòn nhiều đoạn đê biển, lấn sâu vào đất liền cả trăm mét mỗi năm.
Sạt lở làm cây rừng phòng hộ tại vị trí trên bờ biển Tây Cà Mau bị sóng cuốn đi nhất là vào mùa mưa bão, đai rừng đang tiếp tục mất đi. |
Ðối với tuyến biển Tây, dù có hình thành đê biển, nhưng bức tường thành cuối cùng này đã trở nên khá mong manh, liên tục phải công bố tình huống khẩn cấp để hộ đê, nhất là vào mùa mưa bão, khi mà đai rừng đã và đang tiếp tục mất đi.
Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp giữ rừng, giữ đất, nhưng với cách tiếp cận cũ về cơ chế quản lý lâm nghiệp, cùng với đó là nguồn đầu tư công nhỏ giọt, phải trên 40 năm nữa mới có thể hoàn thiện hệ thống đê, kè ven biển, trong khi mỗi năm phải mất đi từ 450 ha đất ven biển, diện tích rừng phòng hộ.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, triều cường dâng cao cộng với sức tàn phá của mưa lũ khiến biển xâm thực mạnh vào đất liền, kéo theo cây rừng phòng hộ bị xói lở nghiêm trọng, cây cối cuốn trôi, ngã đổ chết dần. |
Về tình trạng sạt lở này, Cà Mau cần có tư duy mới, phù hợp với thực tế diễn tiến của biến đổi khí hậu, hành động quyết liệt và một cách kịp thời. Đồng thời, Cà Mau phải làm gì và làm như thế nào để có thể bảo vệ các đê biển, hạn chế tình trạng mất rừng phòng hộ hiện nay.
Tham vấn tại Hội nghị sơ kết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân nêu thực tế: “Trên giấy thì chúng ta còn rừng, nhưng trên thực tế thì sóng biển đã đánh tan”../.