Tăng cường vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy bình đẳng giới

 Theo quy định mới nhất tại Thông tư số 07/2011/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, thì các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới (BĐG) trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL)
Theo quy định mới nhất tại Thông tư số 07/2011/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, thì các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới (BĐG) trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL).

Cụ thể, Cục TGPL giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau: Quán triệt, hướng dẫn, thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL, tập huấn chuyên sâu các điều ước quốc tế về BĐG mà Việt Nam là thành viên, các chính sách, pháp luật về BĐG và phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện TGPL; Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL trên toàn quốc; Tập hợp, đề xuất các giải pháp bảo đảm BĐG trong tổ chức và hoạt động TGPL; Đề xuất khen thưởng các tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp có các thành tích xuất sắc trong việc bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL; Kiểm tra, thanh tra, đề xuất xử lý vi phạm trong việc tuân thủ chế độ, chính sách bảo đảm BĐG trong TGPL theo quy định của pháp luật; Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi tình hình thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm BĐG. 

Ở địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ (UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các Sở, ngành có liên quan và UBND các cấp xác lập các điều kiện cần thiết theo quy định để bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL, tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và khen thưởng theo quy định.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL ở địa phương; xây dựng, ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tập huấn về tư vấn pháp luật, về hoà giải vụ việc và triển khai các hoạt động bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL. Sở Tư pháp cũng phải chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm TGPL Nhà nước các tỉnh thành và phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội hướng dẫn các tổ chức tham gia TGPL thực hiện bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL; thực hiện quản lý nhà nước trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện và tổ chức khen thưởng, xử lý vi phạm theo quy định.

Trung tâm có trách nhiệm bảo đảm BĐG trong đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên TGPL khi triển khai các hoạt động tăng cường năng lực về TGPL cũng như xây dựng kế hoạch và cơ chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu về bảo đảm BĐG trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL. Ngoài triển khai lồng ghép BĐG trong các hoạt động nghiệp vụ cụ thể, Trung tâm còn phải tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL tại Trung tâm, Chi nhánh và Câu lạc bộ TGPL và tổng hợp, thống kê số liệu, báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất trong báo cáo hoạt động của Trung tâm với Cục TGPL và Sở Tư pháp.

Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiện để các tổ chức tham gia TGPL trực thuộc thực hiện các quy định tại Thông tư này; đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tham gia TGPL thực hiện việc tổng hợp, thống kê số liệu và báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng, hàng năm về Sở Tư pháp và tổ chức chủ quản.

Thục Quyên

Đọc thêm