Tăng cường việc chẩn đoán và ứng dụng liệu pháp mới trong quản lý bệnh thận mạn từ giai đoạn sớm

(PLVN) - Tọa đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” hướng tới tăng cường việc chẩn đoán và ứng dụng liệu pháp mới trong quản lý bệnh thận mạn từ giai đoạn sớm.

Ngày 23/9, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức với sự phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” thu hút trên 50 chuyên gia y tế, và đại diện từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế, lãnh đạo các Cục, vụ, hội trực thuộc Bộ Y tế, đại diện ban giám hiệu các Trường đại học… đến tham dự.

Các chuyên gia y tế tham dự Toạ đàm “Góc nhìn đa chiều trong Ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn”.

Các chuyên gia y tế tham dự Toạ đàm “Góc nhìn đa chiều trong Ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn”.

Buổi toạ đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” được tổ chức như một diễn đàn chia sẻ và trao đổi về định hướng cũng như cách ứng dụng kết quả các nghiên cứu lâm sàng và kinh tế y tế vào công tác quản lý bệnh thận mạn.

Tại Việt Nam, ước tính có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 10,1% dân số. Tử vong do bệnh thận mạn đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Số ca mới được chẩn đoán mỗi năm khoảng 8.000 ca. Số ca bệnh cần lọc máu khoảng 800.000 bệnh nhân nhưng hiện tại Việt Nam mới chỉ có 5.500 máy phục vụ 33.000 bệnh nhân. Theo thống kê, 50% bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong trong vòng 5 năm, với chi phí y tế cho điều trị lọc máu tăng gấp 3 lần chi phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm.

Khảo sát Inside CKD trên 11 quốc gia cho thấy chi phí y tế ước tính chi trả cho bệnh thận mạn hàng năm lên đến hàng tỉ USD, và chiếm 2,4 - 7,5% chi tiêu y tế hàng năm. Đáng lưu ý, chi phí cho quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cho các liệu pháp chạy thận nhân tạo, thay thế thận đặc biệt tăng cao.

Là một gánh nặng cho y tế toàn cầu, nhưng bệnh thận mạn chưa được quan tâm đúng mức. Tỉ lệ bệnh được phát hiện ở giai đoạn 3 mới chỉ có 5% số người trưởng thành mắc bệnh, phần lớn bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn 4 và 5 phải điều trị thay thế thận. Dự kiến đến năm 2030, có 5 triệu người cần thay thế thận. Do đó, việc chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh thận mạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn xã hội.

Ths. Bs. Nguyễn Bình Minh, Giám đốc Ngành hàng Tim mạch - Thận - Chuyển hoá, AstraZeneca Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Ths. Bs. Nguyễn Bình Minh, Giám đốc Ngành hàng Tim mạch - Thận - Chuyển hoá, AstraZeneca Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia y tế cũng đã thảo luận nhiều cách tiếp cận khác nhau để áp dụng những tiến bộ y khoa gần đây trong quản lý bệnh thận mạn từ chẩn đoán sớm đến kiểm soát bệnh ở giai đoạn sớm. Các thử nghiệm lâm sàng lớn được công bố trên thế giới về kiểm soát bệnh thận mạn cũng đã được các chuyên gia đưa ra phân tích và đánh giá chi tiết, trong đó có nhóm thuốc ức chế SGLT-2i.

Nghiên cứu DAPA-CKD, một thử nghiệm lâm sàng toàn cầu khảo sát tác dụng của thuốc Dapagliflozin thuộc nhóm thuốc này trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đến từ các quốc gia khác nhau trong đó có cả bệnh nhân Việt Nam, đã được công bố và cho thấy hiệu quả giảm 39% (HR 0.61; 0.51, 0.72; p<0.001) nguy cơ tiến triển của bệnh và giảm 31% (HR 0.69; 0.53, 0.88; p=0.004) nguy cơ tử vong trên các đối tượng mắc bệnh này.

Ths. Vũ Nữ Anh, Vụ Bảo hiểm Y tế, tham dự và phát biểu tại hội thảo.

Ths. Vũ Nữ Anh, Vụ Bảo hiểm Y tế, tham dự và phát biểu tại hội thảo.

Các chuyên gia cũng nhìn nhận rằng, sau 20 năm, các nghiên cứu như nghiên cứu DAPA-CKD đã mở ra hướng đi mới trong việc quản lý bệnh thận mạn từ lúc bệnh còn ở giai đoạn sớm. Hiện thuốc này đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính với chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, các giải pháp tăng cường việc chẩn đoán bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm bằng các xét nghiệm có độ phát hiện cao cũng đã được đưa ra phân tích tại buổi tọa đàm, trong đó cũng có kiến nghị xem xét triển khai những giải pháp này từ các tuyến y tế cơ sở để có thể phát hiện và can thiệp bệnh sớm hơn.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Xuyên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam cho biết: "Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của công ty AstraZeneca khi phối hợp tổ chức buổi tọa đàm này. Việc đánh giá các tiến bộ y khoa cũng như đưa ra các giải pháp áp dụng những tiến bộ này tại buổi tọa đàm đã góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị bệnh thận mạn và giảm gánh nặng chi phí cho gia đình bệnh nhân và xã hội".

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ: "Với tỷ lệ mắc bệnh thận mạn đang có xu hướng ngày càng tăng, bên cạnh các bệnh không lây nhiễm khác như bệnh tim mạch và tiểu đường, AstraZeneca Việt Nam cam kết sâu sắc trong việc đồng hành cùng các tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc khám sàng lọc và can thiệp sớm đối với các bệnh này.

Mục tiêu của chúng tôi là góp phần nâng cao kết quả điều trị của bệnh nhân cũng như giảm bớt gánh nặng cho các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng, từ đó góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam bền vững hơn".

PGS. TS. BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, chia sẻ về bước tiến 20 năm trong quản lý bệnh thận mạn với vai trò của thuốc SGLT2i.

PGS. TS. BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, chia sẻ về bước tiến 20 năm trong quản lý bệnh thận mạn với vai trò của thuốc SGLT2i.

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn từ giai đoạn sớm là rất quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả và ngăn ngừa hậu quả của căn bệnh này. Với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa, trong khuôn khổ sáng kiến “CaReMe - Yêu lấy mình”, AstraZeneca Việt Nam đã và đang hợp tác với các hiệp hội, cơ sở y tế để triển khai nhiều hoạt động đa dạng hướng tới ba mục tiêu chính: (1) Nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý Tim mạch - Thận - Chuyển hóa; (2) Cung cấp những giải pháp phát hiện sớm bệnh lý Tim mạch - Thận - Chuyển hóa và (3) Nâng cao chất lượng quản lý bệnh Tim mạch - Thận - Chuyển hóa.

Toàn cảnh buổi tọa đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn”.

  • Bệnh thận mạn (chronic kidney disease - CKD) là một bệnh lý mãn tính gây gánh nặng nặng nề cho cả bệnh nhân và nền y tế, được xác định bằng sự suy giảm chức năng thận(thể hiện bằng mức lọc cầu thận ước tính-eGFR) hoặc các dấu hiệu tổn thương thận (thông qua chỉ số albumin trong nước tiểu), hoặc cả hai, trong ít nhất 3 tháng. Nguyên nhân phổ biến nhất của CKD là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận. Đa số bệnh nhân CKD có các bệnh đồng mắc và tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như suy tim, suy thận và tử vong.

  • CaReMe viết tắt của từ Cardio - Renal - Metabolic disease, bệnh lý tim mạch – thận – chuyển hóa. CaReMe thể hiện sự liên quan mật thiết trong chuỗi bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa, đồng thời truyền tải thông điệp “Care for me” - Yêu lấy mình” với mong muốn kêu gọi người dân hãy chủ động phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe của mình sớm hơn. Thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe và tầm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh, chương trình dự kiến sẽ tiếp cận ít nhất 500.000 người dân trên cả nước trong 3 năm.


  • Đọc thêm