Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(PLVN) - Chính phủ yêu cầu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Mục đích của Chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách đã được đề ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 27-NQ/TW liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thành nhiệm vụ, đề án triển khai công việc cụ thể; giao trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

6 nhiệm vụ, giải pháp

Chương trình đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Cụ thể: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phát huy vai trò của Chính phủ trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Phát huy vai trò của Chính phủ trong xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; Phát huy vai trò của Chính phủ trong hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Phát huy vai trò của Chính phủ trong tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong đó, Chính phủ sẽ rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giám sát việc thực hiện Nghị quyết; xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Chính phủ kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án.

Hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực…

Tiếp tục hoàn thiện, thực thi pháp luật nghiêm minh, hiệu quả

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các nhiệm vụ chủ yếu được xác định trong Chương trình hành động này có trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình hành động thuộc phạm vi quản lý của mình. Trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của mình cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hằng năm; đối với những nhiệm vụ đã rõ, đã có văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải tổ chức triển khai ngay, bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả những nội dung liên quan trong Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của bộ, ngành.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Chủ động triển khai thực hiện các Đề án được giao trong Phụ lục của Nghị quyết. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ; định kỳ hằng năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Trong đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động này; tham mưu giúp Chính phủ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Tư pháp cũng tham mưu giúp Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ; hoàn thiện cơ chế nâng cao chất lượng hiệu quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; thể chế về luật sư và hành nghề luật sư; cơ chế huy động nguồn lực để xã hội hóa một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp; nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp, chất lượng trợ giúp pháp lý; hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của đất nước.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu phục vụ việc xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chính phủ trân trọng đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ và Chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương.

Đọc thêm