Vào ngày 1/5/2017, chiếc máy bay Boeing số hiệu 777 của hãng hàng không Aeroflot trong hành trình bay từ Matxcơva (Nga) đến Băng Cốc (Thái Lan) đã thình lình dính phải những rối loạn không khí sạch trong máy bay. Kết quả là ít nhất 27 hành khách trên chiếc máy bay này đã bị thương, một số bị nứt xương và thâm tím mình mẩy.
Theo dữ liệu của Tổ chức thông tin tai nạn máy bay (Plane Crash Info), thì chỉ có 6% tai nạn hàng không xảy ra do các điều kiện thời tiết; tuy nhiên, thời tiết cực đoan lại thường xuyên gây ra các nhiễu loạn cho hệ thống máy bay, lắm khi khiến phi công gặp khó.
Sương mù
Ngày 16/1/2017, một chiếc máy bay phản lực chở hàng của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị rơi gần phi trường Manas (Kyrgyzstan), 37 hành khách được xác định là đã thiệt mạng. Chiếc máy bay được cho là quá cảnh ở Manas, gần thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan), trên chặng hành trình bay từ Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
|
Một đống xác máy bay của chiếc máy bay chở hàng Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi gần phi trường Manas, ngoại ô thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan), ngày 16/1/2017 |
Máy bay rơi khi nó cố gắng hạ cánh trong vùng sương mù dầy đặc. Chiếc máy bay cày hàng trăm mét qua ngôi làng Dachi Suu, nơi sinh sống của hàng trăm hộ gia đình, hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.
Sương mù cũng là căn nguyên gây ra thảm họa phi trường Tenerife trên quần đảo Canary hồi năm 1977, là thảm họa chết người nhiều nhất trong lịch sử hàng không, 583 người bị tước đoạt mạng sống.
Khi đó, 2 chiếc máy bay chở khách Boeing 747 đã thình lình đụng nhau ngay trên đường băng tại phi trường Los Rodeos (nay là Phi trường Bắc Tenerife). Sương mù quá dầy khiến hai chiếc này không thể nhìn thấy nhau, còn chuyên viên kiểm soát không lưu cũng không sao nhìn ra đường băng lẫn 2 chiếc máy bay xấu số. Theo dữ liệu của Mạng lưới an toàn hàng không (ASN), tầm nhìn hạn chế là căn nguyên gây ra 125 vụ tai nạn kể từ năm 1943, khiến hơn 5.000 người thiệt mạng.
Mưa dữ dội
|
Những chiếc quan tài của các nạn nhân trong thảm họa máy bay Boeing 737-200 rơi ở sân bay Pucallpa vì mưa quá lớn, tháng 8/2005 |
Theo số liệu của ASN, chỉ trong vòng 2 thập niên qua đã có 4 trường hợp máy bay rơi do mưa quá to, vụ tai nạn bay gần đây nhất là năm 2005 ở Peru. Một chiếc máy bay Boeing 737 trong lúc hạ cánh xuống Pucallpa khi đang trên đường bay từ Lima, nhưng các điều kiện thời tiết nhanh chóng xấu đi “mây vụt bay cao như ngọn tháp, cuồng phong dữ dội và mưa quá to”.
Phi hành đoàn không sao có thể hạ cánh được, cuối cùng chiếc máy bay đã rơi xuống một đầm lầy, 40 người chết tức tưởi. Hay vụ tai nạn bay gần đây hơn là năm 2004 khi một chiếc máy bay của hãng hàng không TransAsia Airways, trong lúc cố vượt qua một trận bão, đã bị rơi trên đảo Đài Loan, khiến 48 hành khách bị tử vong, phá hủy nhiều nhà cửa và xe hơi dưới mặt đất.
Sét đánh
|
Sét đánh không phải là quá hiếm, nhưng nó cũng để lại những sự cố nghiêm trọng |
Kể từ năm 2000, ít nhất đã có 13 người chết trong các vụ tai nạn máy bay rơi do bị sét đánh.
Theo ASN, 7 trường hợp máy bay rơi vì sét đánh được ghi nhận trên khắp thế giới. Thảm họa tử vong nhiều nhất trong số này đã xảy ra hồi năm 2001, khi một chiếc máy bay trên đường bay từ Barcelona (Tây Ban Nha) đến Algeria (Algerie) đã đi vào môt khu vực nhiễu động nguy hiểm và mưa nhiều, và bị sét đánh. Phi công mất tầm kiểm soát và máy bay rơi xuống biển, 10 người trên máy bay bị chết.
Thật vậy, sét đánh máy bay thường xuyên và thường không xảy ra những bi kịch hàng không cho những máy bay hiện đại, khi mà chúng được thiết kế để có thể xử lý tích điện và vượt qua hệ thống điện tử của máy bay, hành khách và phi hành đoàn trên máy bay.
Lấy ví dụ như, tháng 4/2017, chiếc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Wizz Air (Budapest, Hungary) đã thình lình bị sét đánh khi đang trên đường bay từ Ba Lan đến Bỉ; hay 2 chiếc máy bay đã bị sét đánh ở St. Petersburg (Nga) trong lúc đang hạ cánh. Không ai bị thương ở 2 cả vụ trên và những chiếc máy bay này đã hạ cánh an toàn sau đó.
Tro núi lửa
Đám mây tro núi lửa từ vụ ngọn núi lửa Eyjafjallajökull phun trào hồi năm 2010, ảnh hưởng các chuyến bay khắp châu Âu, nhiều phi trường buộc phải đóng cửa |
Có độ 700 ngọn núi lửa đang hoạt động trên thế giới, đồng thời tro núi lửa là một thách thức to lớn cho các máy bay hiện đại. Các hạt tro đốt nóng các cánh quạt máy bay, làm tan chảy và bao phủ các linh kiện chuyển động của máy bay, khiến cánh quạt ngừng quay.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) có lưu hồ sơ 83 vụ “khóa môi” giữa máy bay và tro núi lửa trong khoảng giữa thời gian năm 1935 và 2008. 8 chiec1 máy bay đã tạm thời hỏng động cơ. Vụ nổi tiếng nhất xảy ra vào năm 1982, khi chuyến bay số 9 của hãng hàng không Anh (British Airways) bay qua một đám mây tro do núi lửa Galunggung phun trào ở Indonesia. Chiếc máy bay đã mất điện ở tất cả 4 động cơ và hạ độ cao từ 11.000m xuống 4.100m trước khi các phi hành đoàn tái khởi động thành công 3 động cơ và hạ cánh an toàn.
Một vụ việc tương tự đã xảy ra hồi năm 1989 khi chuyến bay số 867 của hãng hàng không KLM bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Tokyo (Nhật Bản) đã bay qua một đám mây tro dầy đặc do núi lửa Redoubt (Alaska, Mỹ) phun trào. Sau khi mất điện ở cả 4 động cơ và hạ xuống độ cao 4.200m, phi công đã tái khởi động các động cơ và hạ cánh thành công. Những sự cố này đã dẫn tới việc ra đời các Trung tâm cố vấn tro núi lửa (VAAC) nhằm giám sát và cảnh báo máy bay có thể đối mặt với những vụ phun trào núi lửa tiềm tàng. Kể từ khi có VAAC thì không còn sự cố hàng không nào khi các máy bay vào vùng mây tro núi lửa.
Chim chóc
|
Chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng hàng không Lufthansa gặp sự cố vì một đàn chim trong lúc đang cất cánh |
Theo dữ liệu của ASN, kể từ năm 1953, có khoảng 74 sự cố liên quan đến va chạm giữa máy bay với chim chóc. Còn theo tờ báo Nga Rossiyskaya Gazeta, thì có khoảng 328 trường hợp máy bay xung đột với chim chóc ở Nga và hơn 5.000 vụ va chạm trên toàn thế giới chỉ riêng trong năm 2015.
Mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm giữa máy bay với chim chóc lại còn tùy vào kích cỡ của con chim và nơi mà máy bay va đụng. Va chạm có thể làm hỏng động cơ hay để lại một lỗ thủng ở các phần khác nhau của máy bay làm vỡ áp suất không khí bên trong, có thể khiến máy bay bị mất độ cao hay làm gián đoạn nguồn điện hoặc những hệ thống quan trọng khác.
Sự cố lần gần đây nhất là xảy ra vào khoảng ngày 3/5/2017, một chiếc máy bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã vội vã quay trở lại phi trường Vnukovo của Maxcova (Nga) sau khi va chạm với một bầy chim đông vô kể. Một sự kiện tương tự khác cũng diễn ra cho một máy bay Belavia hồi tháng 3/2017, chiếc máy bay đã quay lại phi trường Minsk (Belarus) sau khi chạm trán với một đàn chim.
Ngay cả khi các vụ “thăm hỏi” như thế diễn ra thường xuyên thì may là chưa từng để lại bất kỳ một thảm họa hàng không nào cả. Tuy nhiên, máy bay gặp sự cố cần phải sửa chữa, cũng như một số máy bay đâm đơn kiện các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm cho việc cất cánh an toàn của họ.../.