Thâm nhập "hang ổ “chạy” Đại học (Kỳ 5)

Cơ quan công an đang điều tra và đã bắt giữ một số mắt xích trong đường dây “chạy” đại học mà Báo Pháp luật Việt Nam phanh phui. Chân dung những người giúp phóng viên “chạy” trường thế nào?.

[links()]Cơ quan công an đang điều tra và đã bắt giữ một số mắt xích trong đường dây “chạy” đại học mà Báo Pháp luật Việt Nam phanh phui. Chân dung những người giúp phóng viên “chạy” trường thế nào?.

Giấy báo trúng tuyển của PV
Giấy báo trúng tuyển của PV

Nguyễn Thanh Chương: Giáo viên biến chất

Nhân vật đầu tiên mà phóng viên tiếp cận trong đường dây “chạy” trường là “cò” Chương. Trong giao tiếp với phóng viên, Chương luôn thể hiện mình là một nhân vật có quyền thế và sức ảnh hưởng. Ví như Chương tỏ ra có mạng lưới quan hệ và công việc rộng khắp: Nghe phóng viên nói phóng viên “nhà ở Thái Bình”, Chương lập tức hẹn gặp phóng viên tại địa phương này nhân một chuyến công tác của Chương với “lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình”. Hay như việc Chương tỏ ra rất “đàn anh” khi khẳng định Thuyên - đầu mối “chạy” trường quan trọng chỉ là “thằng em” của anh ta.

Theo điều tra của phóng viên, Chương có họ tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Chương (SN 1978, ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Thực chất, Chương chỉ là một giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất của Trường PTTH Tiên Hưng (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) chứ không phải quan chức hay cán bộ gì ghê gớm cả. Trong ê-kíp “chạy” trường, Chương giữ vai trò không có gì là phức tạp: “Mò” các thí sinh có nhu cầu thi đại học bằng... tiền mặt rồi giới thiệu cho Thuyên!

Mai Văn Thuyên: Cán bộ “chuyên” nhưng không “hồng”

Còn đối tượng Thuyên có tên khai sinh là Mai Văn Thuyên (SN 1983, nguyên quán xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Đây là người đã tiến hành giao dịch, chỉ dẫn trực tiếp cho phóng viên trong suốt quá trình chạy trường. Đây cũng là đầu mối trực tiếp liên hệ với các cán bộ, giảng viên thoái hóa, biến chất trong Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh để “phù phép” cho thí sinh thi kiểu gì cũng... đỗ.

Hủy hoại niềm tin của thí  sinh

Một hình ảnh luôn ám ảnh tâm trí phóng viên kể từ ngày kết thúc kỳ thi là hình ảnh về thí sinh Nguyễn Văn Dũng (SBD 3202).

Dũng kể với tôi Dũng đã tập tennis suốt 1 năm qua dù nhà không có điều kiện. Kết thúc buổi thi Năng khiếu chuyên sâu, Dũng đánh hỏng không nhiều nhưng vẫn lo lắng: “Về khả năng thực sự thì so với mặt bằng chung, em không sợ. Em chỉ sợ họ “chạy” quá nhiều khiến em không thể chen chân vào trường bằng thực lực được”.

Dự cảm xấu đã thành hiện thực khi tổng điểm 3 môn (đã nhân hệ số môn Năng khiếu) của Dũng chỉ được 10 điểm. Trong đó, trong phần thi năng khiếu, Dũng chỉ đạt 4 điểm cho tất cả các nội dung. Biết phóng viên “mù tịt” về Quần vợt nhưng vẫn đỗ với điểm rất cao, Dũng thốt lên cay đắng: “Em thua các anh chỉ vì tiền”.

Giống như Chương, Thuyên cũng có một công việc ổn định trong cơ quan nhà nước: Huấn luyện viên bộ môn võ thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình.

Khi biết tin Thuyên tham gia đường dây “chạy” đại học, các đồng nghiệp, lãnh đạo của thanh niên này đã rất bất ngờ. Ông Bùi Trọng Kiểm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiêm Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Thể dục Thể thao tỉnh Thái Bình, nói: “Cả cơ quan tôi từ lãnh đạo đến đồng nghiệp và thậm chí là các anh bảo vệ đều bàng hoàng, không dám tin là thằng Thuyên lại làm chuyện này. Nó hiền như đất đấy anh ạ! Tôi vẫn bảo, ở trên đời tìm ra được người thật như nó, giờ hiếm lắm! Tuy nhiên, nếu quả thực nó vi phạm pháp luật thì đành để pháp luật xử lý”.

Cũng theo ông Kiểm, trước đây Mai Văn Thuyên là sinh viên khóa 42, chuyên ngành Võ thuật của Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. Thời sinh viên, Thuyên được bầu làm Lớp trưởng, thậm chí còn được bạn học và nhà trường tín nhiệm cho làm Trưởng khóa của toàn khóa học 42.

Lớp trưởng, Trưởng khóa đều là những công việc đòi hỏi người đảm nhiệm phải có tần suất tiếp xúc rất nhiều với cán bộ, giảng viên trong trường. Có phải vì thế mà sau này Thuyên rành “đường đi lối lại” của việc “chạy” trường như trong lòng bàn tay?.

Khi ra trường, Thuyên tốt nghiệp loại giỏi, đã trở thành đảng viên, là vận động viên võ thuật cấp kiện tướng quốc gia với cả một bộ sưu tập các huy chương tại các giải thi đấu cấp quốc gia. Thế nên, không khó để anh ta được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tuyển thẳng vào biên chế từ tháng 9/2010.

Với bản lý lịch sáng giá như trên, nếu Thuyên chuyên tâm vào công việc chuyên môn và chấp hành pháp luật thì chắc chắn sẽ có một tương lai sáng lạn chờ đón anh ta, nhất là khi Thuyên được hẳn một lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình yêu mến nhận làm con nuôi.

Tuy nhiên, khát vọng giàu nhanh đã khiến Thuyên nuôi mộng trở thành một ông trùm “chạy” trường (ngoài Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Thuyên còn có cả một “bảng báo giá” “chạy” vào một số trường đại học khác; Báo Pháp luật Việt Nam sẽ đề cập sau).

2 giảng viên bị mua chuộc: Đều là Trưởng, phó bộ môn

Về vai trò của cán bộ Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trong đường dây “chạy” trường này, không thể không nhắc tới hai giảng viên tên Hưng. Trong trường, họ đều là những người có uy tín, địa vị và được nhiều người nể trọng.

Người thứ nhất là Lưu Quốc Hưng (SN 1977, là Phó trưởng Bộ môn Võ -  Quyền anh của Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh). Đây chính là người đã cho phóng viên “công thức” ghi chữ “Bài giải” trong các môn thi Văn hóa.

Lưu Quốc Hưng (người thứ ba từ phải sang)
Lưu Quốc Hưng (người thứ ba từ phải sang)

Theo Thuyên kể thì anh ta thân với Lưu Quốc Hưng như anh em ruột thịt. Lưu Quốc Hưng cũng chính là người nhận “ủy thác” của Thuyên để “phù phép” cho phóng viên vượt qua kỳ thi vào ngành Quần vợt.

Nhờ Hưng tác động, giám thị đã đưa bài của người khác cho phóng viên chép trong giờ thi môn Toán. Nhờ Lưu Quốc Hưng tác động, phóng viên đã đạt rất cao trong các bài thi năng khiếu dù phóng viên đều cố tình thực hiện sai, thực hiện ẩu các yêu cầu. Cũng nhờ Lưu Quốc Hưng, dù Trường Đại học Thể dục Thể thao mới công bố điểm thi mà chưa công bố điểm chuẩn nhưng ngày 28/7, phóng viên đã nhận được... giấy báo nhập học có chữ ký, con dấu đàng hoàng!

Nhân vật thứ hai là Ngô Hải Hưng (SN 1973, Trưởng Bộ môn Quần vợt). Đây chính là vị giám thị đã thậm thụt với một số thí sinh trong giờ thi môn Toán. Đây cũng chính là người đã đưa bài của người khác cho phóng viên chép lại. Không những thế, Ngô Hải Hưng cũng có mặt trong Tiểu ban coi thi các môn Năng khiếu chuyên sâu của ngành Quần vợt. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Ngô Hải Hưng lại được sắp xếp coi thi môn Văn hóa ở phòng thi dành cho các thí sinh thi ngành Quần vợt?.

Ngô Hải Hung
Ngô Hải Hung

Những nhân vật “phụ”

Để đường dây “chạy” trường của Thuyên và đồng bọn đưa được phóng viên đến đích, không thể không nói đến sự thiếu trách nhiệm (hoặc cố tình thiếu trách nhiệm) và sự tiêu cực của một bộ phận cán bộ Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.

Đơn cử, trong giờ thi môn Sinh học, giám thị phòng thi gồm có ông Nguyễn Đình Chung và ông Lý Đức Trường. Hai người này thi thoảng lại nói chuyện riêng hoặc thong thả đi ra ngoài. Thậm chí, có lúc ông Chung và ông Trường còn túm năm tụm ba ngoài hành lang với giám thị hành lang, mặc cho thí sinh muốn làm gì thì làm. Những sự lơ là này là do yếu kém về nghiệp vụ, do thiếu trách nhiệm hay do cố tình buông lỏng?

Còn trong giờ thi môn Toán, ngoài giám thị Ngô Hải Hưng có nữ giám thị Trần Thị Tô Hoài. Như Pháp luật Việt Nam đã nêu, giống như giám thị Hưng, giám thị Hoài cũng nhiều lần tiếp cận thí sinh trong giờ thi. Thậm chí, có lúc vị nữ giám thị này còn lại gần và ném một tờ giấy nhỏ về phía một nữ thí sinh... Hơn nữa, tại sao giám thị Hoài chứng kiến giám thị Hưng đưa bài thi của thí sinh khác cho phóng viên chép mà vẫn im lặng làm ngơ?.

Trong các bài thi năng khiếu mà phóng viên đã trải qua, chỉ có duy nhất bài Bật xa tại chỗ là Tiểu ban coi thi ghi và chấm điểm đúng với thành tích thực tế. Ở các phần thi còn lại (Chạy luồn cọc, Đỡ bóng, Giao bóng), điểm thi của phóng viên đều được “phù phép” cho lên cao chót vót dù trên thực tế, phóng viên đã thể hiện các bài thi một cách vô cùng tệ hại. Tiểu ban coi thi không chỉ có đối tượng Ngô Hải Hưng, thế nên những người còn lại được lợi gì từ việc “tâng điểm” cho phóng viên?.

Để xảy ra chuyện “chạy” trường còn phải kể đến sự thiếu trách nhiệm của các lực lượng thanh tra, của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh và một số thành phần khác nữa. Báo Pháp luật Việt Nam sẽ bàn đến vấn đề này vào thời điểm thích hợp.

“Chạy” là... trúng

Trong giờ thi môn Toán, phóng viên ghi được hình ảnh của 4 thí sinh được 2 vị giám thị tiếp cận. Sau này, 1 thí sinh trong số đó thừa nhận với phóng viên: “Em được giám thị đưa bài giải cho chép, cả môn Sinh lẫn môn Toán”. Đặc biệt, cả 4 thí sinh đều đỗ vào Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh với điểm thi khá cao, trong đó có 2 thí sinh nằm trong... top 10 thí sinh có điểm thi cao nhất trường.

Ngoài ra, 2 thí sinh khoe chuyện “chạy” trường với phóng viên trước giờ thi môn Sinh học (sáng 9/7/2011) là Nguyễn Viết D. và Nguyễn Tất T. cũng nằm trong danh sách trúng tuyển. Riêng Nguyễn Tất T. được 9,5/10 điểm trong phần thi Năng khiếu, dù thí sinh này thừa nhận đã giao bóng hỏng cả 10 quả.

Bùi Thọ Phước  

Đọc thêm