Thanh Hóa: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), sáng 6/4, Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa long trọng tổ chức chương trình “Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Thanh Hóa: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Tới dự có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành, Quân khu 4 và các địa phương.

Chương trình có sự tham dự của 163 đại biểu đại diện cho chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của các tỉnh khu vực Nam Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; thân nhân các gia đình liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ…

Tại buổi lễ, Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh, trong không khí trang nghiêm của buổi gặp mặt, chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta, Lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xin kính cẩn tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (ở giữa ảnh) và ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh Thanh Hóa thăm không gian trưng bày ảnh tử liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (ở giữa ảnh) và ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh Thanh Hóa thăm không gian trưng bày ảnh tử liệu về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Luôn mãi mãi khắc ghi và tri ân công ơn của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhiều thế hệ đồng chí, đồng bào yêu nước, đã đóng góp máu xương cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.

Diễn văn nêu rõ, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang, "một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử".

Các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du
Các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Với vị trí điểm đầu vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thanh Hóa là nhịp cầu nối giữa chiến trường Bắc bộ và Bình - Trị - Thiên, là địa bàn tiếp giáp với Tây Bắc, Thượng Lào. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng. Hậu phương Thanh Hóa đã huy động cao nhất sức người, sức của, bảo đảm hậu cần cho thắng lợi của chiến dịch.

Các chiến sĩ tham gia chiến dịch năm xưa, được xem lại những bức hình, tư liệu quý của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du
Các chiến sĩ tham gia chiến dịch năm xưa, được xem lại những bức hình, tư liệu quý của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Các chiến sĩ tham gia chiến dịch năm xưa, được xem lại những bức hình, tư liệu quý của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, Trung ương Đảng, Chính phủ đã tặng cờ thi đua khá nhất; nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thưởng.

Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai vào tháng 6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "Trong kháng chiến đồng bào tỉnh ta, các tầng lớp nhân dân đều tỏ ra đoàn kết, tham gia kháng chiến. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó".

Tiết mục văn nghệ tái hiện lại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Tiết mục văn nghệ tái hiện lại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quách Du

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo; là biểu hiện đặc sắc của nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc; là ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng kẻ thù với tất cả sự mưu trí, lòng dũng cảm và tinh thần chủ động, sáng tạo; là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa quân sự và ngoại giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.

Đọc thêm