Thảo luận về khiếu nại đông người, tố cáo nặc danh

Có nên đưa quy định về khiếu nại đông người vào luật?. Đơn thư nặc danh có cần phải xem xét?. Cơ chế bảo vệ người tố cáo ra sao?… là các vấn đề nổi cộm nhất tại phiên thảo luận dự án Luật Khiếu nại và Luật tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra ngày hôm qua (23/8).

Có nên đưa quy định về khiếu nại đông người vào luật?. Đơn thư nặc danh có cần phải xem xét?. Cơ chế bảo vệ người tố cáo ra sao?… là các vấn đề nổi cộm nhất tại phiên thảo luận dự án Luật Khiếu nại và Luật tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra ngày hôm qua (23/8).

Đừng thấy khó mà “đẩy” cho Chính phủ

Báo cáo một số vấn đề lớn  về dự án Luật Khiếu nại, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị Luật cần có quy định về khiếu nại đông người, để làm căn cứ giao Chính phủ quy định cụ thể; đồng thời, đề nghị làm rõ khái niệm “khiếu nại đông người” để phân biệt với khiếu nại của nhiều người về những vụ việc khác nhau, nhiều người đi khiếu nại tập hợp với nhau…

xbcb

Bỏ đơn tố cáo nặc danh sẽ “lọt” vi phạm?

Do đó, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị bổ sung quy định khái niệm “khiếu nại đông người” và bổ sung quy định về việc thụ lý các trường hợp khiếu nại đông người.

Cho rằng, quy định như dự luật mới chỉ nêu được một nửa vấn đề, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần phải dành hẳn một chương về khiếu nại đông người, đừng vì thấy khó quá mà “đẩy” sang cho Chính phủ. Cũng theo ông Ksor Phước, không phải tất cả các vụ khiếu nại đều là gây rối, mà có nhiều vụ khiếu nại chính đáng. “Quốc hội không nên lảng tránh quy định này, Luật ra đời phải điều chỉnh mọi quan hệ xã hội”, ông Ksor Phước nói.

Cùng quan điểm với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương thẳng thắn: phải quy định rõ ràng thành Điều, Khoản trong Luật, nếu chúng ta cứ dành cho Chính phủ giải quyết thì chưa được. “Dù khó mấy vẫn phải làm”, bà Nương tỏ rõ quan điểm.

Cũng chưa yên tâm về quy định khiếu nại đông người, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện băn khoăn: “ Phương án chúng ta đưa ra vẫn chưa ổn. Nhiều người khiếu nại là bao nhiêu? Nhiều cơ quan, tổ chức khiếu nại có áp dụng trình tự thủ tục riêng không?”

Trước nhiều ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Nếu chỉ quy định chung chung thì vô hình có thể sẽ “gợi ý cho người dân tập trung đi khiếu nại đông người”, làm phức tạp thêm tình hình. Do đó, Chủ tịch yêu cầu “chốt”: cần phải cân nhắc vấn đề cho thật “chín” và sẽ tiếp tục bàn trong phiên họp lần sau.

Bỏ đơn tố cáo nặc danh sẽ “lọt” vi phạm?

Vấn đề này, Ủy ban Pháp luật cho biết: đa số ý kiến tán thành cần khẳng định ngay trong Luật Tố cáo việc không tiếp nhận và giải quyết đối với tố cáo nặc danh. Bởi lẽ, bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực, không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém thời gian, công sức của cơ quan có thẩm quyền.

Chưa đồng tình với quy định này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn chứng kinh nghiệm từ bản thân mình: “Tôi từng nhận được nhiều đơn tố cáo nặc danh, tôi xem rất kỹ, nếu nội dung tố cáo là rõ ràng, cụ thể, tôi vẫn cho kiểm tra và nếu đúng sự thật thì phải xử lý”. Bà Ngân cho rằng “không phải tố cáo nặc danh nào cũng bỏ đi, nếu có nội dung rõ ràng thì phải xem xét”

Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Pháp luật cũng thừa nhận: Một số ý kiến đề nghị cần có cơ chế xem xét những tố cáo nặc danh có nội dung cụ thể, rõ ràng vì thực tế hiện nay do cơ chế bảo vệ người tố cáo ở nước ta còn chưa hiệu quả nên chưa khuyến khích công dân mạnh dạn đấu tranh một cách công khai, trực diện với những hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu bỏ qua các đơn thư này thì có khả năng bỏ lọt hoặc xử lý không kịp thời đối với hành vi vi phạm pháp luật.

Bình An

Đọc thêm