Thế giới đã thay đổi ra sao trong đại dịch COVID-19?

(PLVN) - Không chỉ gây hoang mang về sự gia tăng chóng mặt số ca nhiễm và tử vong trên thế giới, đại dịch COVID-19 còn đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng thậm chí tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Hoạt đông chính phổ biến trên thế giới hiện nay là chống lại virus corona. Ảnh: Reuters
Hoạt đông chính phổ biến trên thế giới hiện nay là chống lại virus corona. Ảnh: Reuters

Máy bay của các hãng hàng không đỗ đầy các sân bay, các doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu lao động bị sa thải và bị phong tỏa trong nhà... Theo Reuters, tất cả cho thấy một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra mà nguyên nhân là do sự hoành hành của virus corona.

Cuộc khủng hoảng này được coi là tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vì nó khiến thế giới "nằm im" trong khi các chuyên gia y tế và thậm chí một số chính phủ thừa nhận không nắm bắt được đầy đủ về sự lây lan của loại virus chết người này. 

Hoạt đông chính phổ biến trên thế giới hiện nay là chống lại virus corona. Ảnh: Reuters
 Hoạt đông chính phổ biến trên thế giới hiện nay là chống lại virus corona. Ảnh: Reuters

Nền kinh tế "nằm im"

Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ, lớn nhất thế giới, sẽ giảm 5,5% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946, mặc dù có gói viện trợ chưa từng có 2,2 tỷ USD.

Ngân hàng này cũng cho biết Anh đang hướng tới một sự sụt giảm có thể tồi tệ hơn trong ngắn hạn so với những năm 1930. Trong khi Chính phủ bị phe đối lập buộc tội vì phản ứng chậm chạp trước đại dịch COVID-19. 

Để trấn an dư luận, Chính phủ Anh đã triển khai một bệnh viện dã chiến tại trung tâm triển lãm trong vòng chưa đầy hai tuần với hơn 4.000 giường và hứa sẽ tăng gấp 10 lần các xét nghiệm để xác định virus.

Chứng khoán toàn cầu trượt dốc, nhưng sau đó phục hồi khi Phố Wall có những dấu hiệu tích cực trong phiên giao dịch buổi sáng. Khoảng 900.000 công nhân Tây Ban Nha đã mất việc làm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, con số đó là gấp đôi.

Trong khi đó, các nhà xác và bệnh viện ở thành phố New York (Mỹ) đang vất vả điều trị hoặc chôn cất các nạn nhân của virus. Chính Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã dự đoán sự khốn khổ tương tự sẽ diễn ra ở phần còn lại của đất nước.

Ở Pháp, Chính phủ đã ra lệnh phong tỏa, hủy bỏ kỳ thi tú tài cuối cấp trung học lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu vào năm 1808 dưới thời Napoleon Bonaparte.

Thảm họa trong sự phát triển

Trong khi các quốc gia thịnh vượng quay cuồng lo đối phó với virus corona, thì ở nhiều quốc gia vốn  phải vật lộn với nghèo đói, bất an và hệ thống y tế yếu, tác động của dịch COVID-19 còn tồi tệ hơn nhiều lần.

Tại Iraq, các bác sĩ, thậm chí có cả hai quan chức, tiết lộ, số ca nhiễm và tử vong vì virus corona "gấp nhiều lần so với báo cáo công khai".

Ở Ấn Độ, nhiều người lao động nghèo đã tuyệt vọng vì mất việc sau khi Thủ tướng Narendra Modi ra lệnh phong tỏa đất nước.

Kaaba - Nhà thờ Hồi giáo Lớn, không bóng người sau khi Ả Rập Saudi áp đặt lệnh giới nghiêm 24 giờ tại Mecca hôm 3/4 vì sợ lây lan virus corona. Ảnh: al-monitor.com
Kaaba  - Nhà thờ Hồi giáo Lớn, không bóng người sau khi Ả Rập Saudi áp đặt lệnh giới nghiêm 24 giờ tại Mecca hôm 3/4 vì sợ lây lan virus corona. Ảnh: al-monitor.com

Nhận thức được rằng các cuộc tụ họp tôn giáo ở một số nơi là cơ hội cho sự lây lan của virus, cả Pakistan và Bangladesh phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn mọi người đến nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện vào hôm thứ Sáu (3/4), trong khi Ả Rập Saudi áp đặt lệnh giới nghiêm ở các thành phố thánh địa Mecca và Medina.

Thay đổi để thích nghi

Khoảng sáng đáng kể nhất trong "bức tranh" thế giới ảm đạm trong đại dịch COVID-19 là sự giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí. Một chuyên gia cho biết lượng khí thải carbon dioxide có thể giảm trong năm nay là lượng lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Cùng với đó, dữ liệu mới của Google từ điện thoại di động ở 131 quốc gia cho thấy những thay đổi lớn trong hành vi của con người khi mọi người được yêu cầu ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa. Ví dụ, ở Italy và Tây Ban Nha, các chuyến thăm tới các địa điểm bán lẻ và giải trí, bao gồm các nhà hàng và rạp chiếu phim, đã giảm 94% trong tháng 3.

Đọc thêm