"Trong trường hợp tốt nhất, trước cuối năm 2020 sẽ có thuốc đặc trị virus corona" - ông Francesco De Rubertis, Giám đốc và đồng sáng lập của Medicxi (một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Geneva đầu tư vào công nghệ sinh học) cho biết hôm 13/4.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Tempsexternal của Thụy Sĩ, ông De Rubertis cho biết, có thể vào cuối năm nay sẽ thử nghiệm một loại vắc-xin có triển vọng nào đó. Và nếu Nếu câu trả lời là tích cực thì, một loại vắc-xin chống virus corona có thể xuất hiện vào nửa cuối năm 2021, có thể là trong quý thứ ba".
Ông lưu ý rằng khung thời gian này sẽ là một thời gian ngắn đặc biệt ngắn - chưa đến hai năm sau khi Covid-19 xuất hiện - khi mà thông thường phải mất từ năm đến bảy năm để phát triển một loại vắc-xin. Ông De Rubertis cũng dự đoán rằng vắc-xin sẽ do một công ty dược phẩm lớn hoặc một công ty công nghệ sinh học lớn sản xuất ra chứ không phải là một công ty mới thành lập.
Trong khi đó, ông Walter Kielholz - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re - cho rằng sớm nhất thì quý 1/2021 sẽ có một loại vắc-xin chống được virus corona - và sau đó nó sẽ phải được đưa vào sản xuất hàng loạt rất nhanh.
|
Hình ảnh kính hiển vi điện tử của Covid-19 (màu vàng) nổi lên từ bề mặt tế bào (màu xanh / hồng) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở Mỹ. Ảnh: swissinfo |
Trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản bởi tập đoàn báo chí CH-Media hôm 14/4, ông Walter Kielholz nói rằng "thế giới sẽ không trở lại bình thường cho đến khi có vắc-xin chống lại Covid-19".
Tuy nhiên, ông cho rằng các biện pháp phong tỏa sẽ được nới lỏng sớm. "Ví dụ, tại sao các cửa hàng trang sức hoặc cửa hàng nội thất phải đóng cửa? Họ có thể tiếp tục hoạt động nếu các quy định vệ sinh được tuân thủ. Điều này cũng áp dụng cho các cửa hàng khác, chẳng hạn như cửa hàng quần áo" - ông Walter Kielholz đặt vấn đề.
Trong một cuộc họp ngắn ở Geneva hôm 14/4, Tiến sĩ Margaret Harris - phát ngôn viên của WHO - cho biết tổ chức này "thực sự không mong đợi có được vắc-xin chống virus corona trong ít nhất 12 tháng hoặc lâu hơn".
Tính đến ngày 14/4, theo thống kê của WHO, số ca mắc Covid-19 mới đang giảm bớt ở một số nước châu Âu, bao gồm Italy và Tây Ban Nha, nhưng dịch bệnh vẫn đang gia tăng ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. "90% các trường hợp nhiễm mới là ở châu Âu và Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng tôi chắc chắn vẫn chưa thấy đỉnh điểm của dịch", Tiến sĩ Margaret Harris nói.
Do đó, WHO sẽ ban hành hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về sáu bước mà họ cần đảm bảo trước khi bắt đầu giảm bớt các biện pháp hạn chế đã áp dụng để chống dịch COVID-19. "Điều quan trọng nhất là, đường lây truyền có được kiểm soát không?" - Tiến sĩ Margaret Harris lưu ý.