PGS.TS Nguyễn Văn Nhã- Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội - cho biết ĐH này đã xây dựng phương án tuyển sinh riêng hơn một năm qua và đã được áp dụng vào kỳ tuyển sinh cao học. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến năm 2012, ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành đổi mới kỳ thi vào trường này.
Căng thẳng trong trường thi |
Sẽ không còn chuyện may rủi
- Thưa ông, các trường tốp đầu như ĐHQG Hà Nội đang được giao quyền tự chủ trong tuyển sinh. Và, có vẻ ĐHQG Hà Nội đã sẵn sàng?
- Có thể nói, kì thi “ ba chung” có rất nhiều ưu điểm khi mà hàng chục năm không có chuyện lộ đề thi. Đề thi đảm bảo chất lượng và quan trọng các trường đều có một mặt bằng chung trong tuyển sinh. Giữa các trường có sự phân tầng rõ rệt như các trường tốp đầu phải trên 20 điểm mới đậu, nhưng cũng có những trường trừ điểm ưu tiên tối đa thì cũng chỉ còn 8 điểm đã vào ĐH (với những trường mới thành lập)…
Tuy nhiên, kì thi tuyển sinh “ ba chung” hiện nay đang thể hiện bất cập. Thứ nhất gây sức ép cho học sinh trong việc ăn ở, đi lại và tốn kém về kinh tế. Thứ hai, sau mỗi kỳ thi có những trường ĐH yêu cầu hạ điểm sàn, đặc biệt là những trường ĐH có chất lượng không cao.
Trong nhiều cuộc họp chúng tôi có bàn đến, nếu hạ điểm sàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống giáo dục ĐH. Thứ ba, thế giới đã giao quyền cho các ĐH và các trường được chủ động hơn trong tuyển sinh, đào tạo. Chủ trương giao quyền cho một số trường ĐH thí điểm tự chủ tuyển sinh ĐH là chủ trương đúng. Theo tôi được biết, năm ngoái (2010) đã giao rồi, nhưng phương án của các trường là muốn tổ chức thi riêng, còn đổi mới tuyển sinh cũng chưa rõ nét lắm.
- Việc đổi mới tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh ĐH phải rất thận trọngi. Một mình ĐHQG Hà Nội có “đột phá” được không, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: Không được lấy thí sinh ra làm thí điểm Tổ chức kỳ thi không được lấy thí sinh ra làm thí điểm. Và đã thi là phải đánh giá đúng năng lực, đây là vấn đề cốt lõi trong việc xác định đổi mới tuyển sinh. Phải phân định được trình độ học sinh chứ không được coi là kì thi may rủi. Nếu đánh giá đúng năng lực thì không có chuyện may rủi.- ĐHQG Hà Nội đã suy nghĩ hơn 1 năm nay để xây dựng đề án đổi mới công tác tuyển sinh cả ĐH và sau ĐH với mục tiêu là tổ chức đánh giá đúng năng lực thí sinh để phân loại. Phân loại không chỉ giúp cho thí sinh của ĐHQG Hà Nội mà phân loại được thí sinh của nhiều trường ĐH khác và là đánh giá chung của toàn quốc. Tầm cỡ của kì thi này rất quan trọng, nó quyết định nghề nghiệp, quyết định tương lai của thế hệ trẻ. |
- Một ĐH không làm được. Nó cũng giống như đào tạo theo hình thức tín chỉ thì phải nhiều ĐH cũng làm thì mới liên thông được với nhau. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao nhưng các ĐH phải ngồi lại với nhau dưới sự chỉ đạo của Bộ vì có động chạm đến cơ chế của Bộ, chính sách của Nhà nước...
Chẳng hạn, mỗi năm, có khoảng 40.000 thí sinh đăng ký thi vào ĐHQG Hà Nội, nhưng các trường chỉ tuyển từ 5.000 - 5.500 chỉ tiêu. Như vậy còn hơn 30.000 thí sinh nữa không đậu vào ĐHQG Hà Nội thì các em được công nhận vào các trường ĐH khác như thế nào thì đó là bài toán ngoài tầm ĐHQG Hà Nội, phải Bộ GD&ĐT mới có lời giải.
Tổ chức kỳ thi không được lấy thí sinh ra làm thí điểm. Và đã thi là phải đánh giá đúng năng lực, đây là vấn đề cốt lõi trong việc xác định đổi mới tuyển sinh. Phải phân định được trình độ học sinh chứ không được coi là kì thi may rủi. Nếu đánh giá đúng năng lực thì không có chuyện may rủi. Ngoài việc giảm áp lực, thí sinh được thi quanh năm không phải chờ đợi một năm sau mới được thi.
Thậm chí, học sinh chưa tốt nghiệp THPT cũng có thể đăng ký dự thi, nếu thấy đủ khả năng. Hoặc những người cao tuổi vẫn có thể đăng kí để chuẩn bị vào một ngành nghề nào đó... Không thể thí sinh vì ốm mà không thể tham gia kì thi bởi vì có nhiều kì thi khi mà bất cứ khi nào thí sinh thấy mình đã thực sự sẵn sàng vượt qua kì đều có thể đăng kí.
Đề thi sẽ nhẹ nhàng, "phân luồng"
- Cụ thể kì thi này sẽ tổ chức thế nào để giảm sức ép cho thí sinh, thưa ông?
- Sẽ có 6 trung tâm tổ chức thi quanh năm đặt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Trung tâm phải trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lí và Bộ sẽ ban hành cơ chế cho các trung tâm hoạt động. Còn ĐHQG Hà Nội đề xuất tiêu chí, lo khâu tổ chức. Và Bộ sẽ quy định mức điểm nào thì vào ĐH "A" và mức điểm khác thì vào ĐH "B"... Áp dụng phương án này sẽ không có điểm sàn theo khối, không còn khối thi như hiện nay và cũng không thi 6 môn như Bộ đang dự kiến. Mà thí sinh sẽ được kiểm tra tất cả kiến thức đại cương.
Mỗi trung tâm đều có ngân hàng đề, cứ hai tháng tổ chức thi 1 lần. Như vậy nếu thí sinh trượt đợt này thì 2 tháng sau có thể thi lại. Chúng tôi chọn phương án đánh giá theo năng lực như nước ngoài họ đang làm với ngân hàng đề thi. Nghĩa là thi theo phương án đại cương, tổ chức thi theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển sinh ĐH; GMAT, GRE cho thí sinh thi tuyển sinh cao học. Muốn có ngân hàng đề thi phải có kinh nghiệm của quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia ra đề thi này phải rất đa năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới ra được ngân hàng đề. Đó là vấn đề ĐHQG Hà Nội đang quyết tâm.
- Ông có thể nói rõ hơn về đề thi?
- Kì thi đánh giá rất chung chung kiến thức đại cương. Do đó, kì thi đại cương chúng tôi hướng đến là những câu hỏi không cao cấp quá mà hoàn toàn là kiến thức phổ thông. Các bài thi này đều chung mục tiêu đánh giá đúng năng lực người làm bài, phân tầng trình độ người dự thi. Hình thức thi tự luận hay trắc nghiệm không quan trọng (vì phần lớn đều có cả hai hình thức), điểm nhấn là nội dung thi sẽ kiểm tra kiến thức xã hội, đánh giá tư duy lôgic của thí sinh... Nội dung một bài thi có thể trộn lẫn cả kiến thức toán học như đạo hàm, phân số, cũng như các kiến thức văn học như tác giả, tác phẩm văn chương...
Nếu qua được kì thi đại cương thì các ngành tuyển của ĐHQG Hà Nội nói riêng và các ĐH nói chung thì người ta căn cứ vào chứng chỉ đó để công nhận bạn đã vượt qua được một barie nào đó rồi đủ đế tham gia một ngành đào tạo. Điểm tối ưu của phương án này là thí sinh có thể thi được quanh năm không bị sức ép từ phía gia đình nếu không thi đạt lần 1. Và ngân hàng đề thi đủ khỏe để hạn chế tối đa việc quay cóp và những tiêu cực trong thi cử.
Trước khi chính thức trình phương án tuyển sinh mới này lên bộ, ĐH này đã “chạy thử” chương trình, áp dụng cho kỳ thi đầu vào trình độ thạc sĩ ở một số chuyên ngành. Khảo sát của ĐH Quốc gia Hà Nội sau đó cho thấy trong 200 thí sinh thi cao học chuyên ngành kinh tế và 150 thí sinh thi cao học chuyên ngành biến đổi khí hậu, có đến 80% cảm thấy hài lòng với hình thức thi này.
- Bộ GD&ĐT đang chủ trương đưa thêm khối thi A1( Toán, Lý, Ngoại ngữ) ngay trong kì tuyển sinh này, ông thấy có vội quá không?. Bao giờ ĐHQG thực hiện lộ trình mới này?
- Tôi nghĩ bây giờ thông báo không ảnh hưởng gì lớn vì đó là những kiến thức nền tảng ở phổ thông, mặc dù sẽ có nhiều khó khăn với thí sinh miền núi. Tuy nhiên, nếu có thêm khối A1 ngay trong kì tuyển sinh này thì ĐHQG cũng sẽ thực hiện.
Còn về phương án tuyển sinh mới, nếu thuận lợi ĐHQG Hà Nội sẽ thực hiện vào năm 2012 và chậm nhất sẽ triển khai vào năm 2013.
- Cảm ơn ông!
Tuyển sinh 2012: Bổ sung khối thi A1 Bộ GD&ĐT sẽ không đưa ra nhiều thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 mà chỉ dự kiến bổ sung khối A1 (gồm các môn toán, lý, ngoại ngữ). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trước đó, Bộ có dự kiến đưa ra một số phương án thay đổi như bổ sung khối thi, xét tuyển tích hợp giữa các khối..., nhưng kỳ thi đã sắp đến nên việc có nhiều điều chỉnh có thể khiến thí sinh phân tâm. Vì thế, trong hội nghị về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 sắp tới (dự kiến được Bộ tổ chức vào ngày 14/1/2012 ), Bộ sẽ chỉ đưa ra lấy ý kiến về việc bổ sung khối thi A1. Cũng theo ông Ga, Bộ đang dự định sẽ không in cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng”. Thay vào đó, các trường chủ động đưa thông tin tuyển sinh lên trang web của trường. Khi trường gửi thông tin tuyển sinh về Bộ, Bộ có trách nhiệm thông báo nguyên văn trên trang web của Bộ. |
Uyên Na (thực hiện)