Thi gì, học nấy

 Những năm gần đây, số lượng thí sinh (TS) đăng ký dự thi vào nhóm ngành xã hội - nhân văn ngày càng giảm. Đơn cử như việc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) vào năm 2008 có tới 17.466 hồ sơ đăng ký dự thi nhưng đến năm 2009 chỉ còn 12.947 và năm 2010 là 12.752. Tỷ lệ chọn vì vậy cũng giảm, từ 6,26 (2008) xuống còn 4,62 (năm 2009) và 4,55 (năm 2010).

Những năm gần đây, số lượng thí sinh (TS) đăng ký dự thi vào nhóm ngành xã hội - nhân văn ngày càng giảm. Đơn cử như việc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) vào năm 2008 có tới 17.466 hồ sơ đăng ký dự thi nhưng đến năm 2009 chỉ còn 12.947 và năm 2010 là 12.752. Tỷ lệ chọn vì vậy cũng giảm, từ 6,26 (2008) xuống còn 4,62 (năm 2009) và 4,55 (năm 2010).

Chương trình phân ban hiện nay, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm vừa rồi, có chưa đầy 2% học sinh chọn lựa ban Khoa học xã hội, hoặc ban cơ bản nâng cao chọn ba môn Văn, Sử, Địa. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khối C năm nay cũng thấp kỷ lục, chỉ chiếm chưa tới 5% lượng hồ sơ đăng ký dự thi. Và tại Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2010 chỉ có 5,2% TS nộp hồ sơ vào khối C (trong khi đó khối A chiếm 55,4%; khối D chiếm 21,5% và khối B chiếm 13,4%).

Không những thế, nhiều năm nay, kết quả thi tốt nghiệp và tuyển sinh môn Lịch sử và Văn học ở khối C, D đều rất thấp. Sự yếu kém, thờ ơ, lạnh nhạt của học sinh đối với các bộ môn xã hội, phần nào đó đã “bào mòn” lòng đam mê, tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy môn xã hội. 

Thực tế, nhiều học sinh (kể cả phụ huynh) đang có tư tưởng coi thường các môn khoa học xã hội, xem đó là môn phụ. Trong khi đó, phần lớn học sinh khi lên cấp ba có xu hướng học lệch, thi gì học nấy. Ai cũng biết, chọn các môn khoa học tự nhiên thì cơ hội lựa chọn ngành nghề hết sức rộng rãi và hấp dẫn. Ngược lại, “cánh cửa” ngành nghề của các thí sinh chọn thi các môn khoa học xã hội rất hẹp, chỉ loanh quanh vài ngành sư phạm, báo chí, xã hội học... mà “đầu ra” cũng rất khó khăn.

Trong khi đó, xã hội đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như  trong quá trình đô thị hóa nông thôn, người nông dân đang có nhiều vấn đề về tinh thần, xã hội nảy sinh, cần được giải quyết như: Chuyển đổi việc làm, hòa nhập với đời sống thị dân... Nhưng ngược lại, mức sống của người dân nước ta còn thấp, nên khi chuyện cơm áo, gạo tiền còn cấp bách thì các vấn đề xã hội chưa được để ý đúng mức nhưng những hậu quả khó lường thì chúng ta lại đang phải đối diện hàng ngày.

Và mỗi mùa thi, chúng ta lại phải đối diện với những bài văn ngu ngơ, dở khóc, dở cười. Và điều quan trọng những lệch lạc và sự vô cảm trong giới trẻ mỗi ngày một “phong phú” tới đáng sợ, khi các em không mang trong mình một trái tim nhân hậu và yêu thương...

Miên Thảo

Đọc thêm