Với kỳ thi THPT quốc gia năm nay, lần đầu tiên bài thi tổ hợp môn xuất hiện gồm Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học).
Sáng 23/6, thí sinh sẽ làm bài thi Khoa học tự nhiên (120 câu trong 150 phút). Theo nhận định của nhiều giáo viên, thí sinh sẽ có sức ép thời gian với bài thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên.
Thử thách của các em là bài tổ hợp khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, mỗi môn thành phần có thời gian làm bài 50 phút. Đây là lần đầu tiên kỳ thi THPT quốc gia có bài thi tổ hợp với hình thức trắc nghiệm.
Thi THPT Quốc gia 2017: Lần đầu tiên thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên |
Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, nội dung đề thi nằm trọn trong chương trình lớp 12, không gồm cả lớp 10 và 11 như các năm trước. 60% thuộc về lĩnh vực cơ bản. Thí sinh nắm vững kiến thức lớp 12 là có thể làm được phần này. 40% còn lại để phân loại, giúp các đại học tuyển chọn thí sinh vào học. Mỗi phòng thi có 24 mã đề, đồng đều về mức độ khó dễ.
Bài thi KHTN, KHXH gồm 120 câu (trong đó, mỗi môn thi thành phần là 40 câu, sắp xếp theo thứ tự). Bài thi KHTN (môn thi Vật lí: từ câu 1-40; môn thi Hóa học: từ câu 41- 80; môn thi Sinh học: từ câu 81-120).
Bài thi KHXH (Môn thi Lịch sử: từ câu 1-40; môn thi Địa lí: từ câu 41- 80; môn thi GDCD: từ câu 81-120).
Đặc biệt hơn là các câu hỏi trong mỗi đề thi được sắp xếp theo trật tự lần lượt từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó (đối với các môn ngoại ngữ có tính đặc thù riêng nên việc sắp xếp cấp độ của các câu hỏi thi sẽ được bố trí tối ưu nhất theo quy luật trên).
Việc sắp xếp các câu hỏi trong đề thi như thế này sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh làm bài thi theo tuần tự các câu hỏi thi trong đề, đồng thời sẽ đánh giá sát thực hơn nữa với năng lực của các thí sinh.