Thiếu kỷ luật lập pháp nên năm nào cũng… xin "rút ra"

Góp ý về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 của Quốc hội khi buổi thảo luận tại tổ chiều qua (24/5), ĐBQH Lê Thanh Vân (TP.Hải Phòng) đã chỉ ra được “điều mà nhiều ĐBQH và cử tri muốn” khi đề xuất về một cơ chế “kỷ luật lập pháp” để giải quyết tình trạng “dễ làm, khó bỏ” trong hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay.

Góp ý về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 của Quốc hội khi buổi thảo luận tại tổ chiều qua (24/5), 

ĐBQH Lê Thanh Vân
ĐBQH Lê Thanh Vân

(TP.Hải Phòng) đã chỉ ra được “điều mà nhiều ĐBQH và cử tri muốn” khi đề xuất về một cơ chế “kỷ luật lập pháp” để giải quyết tình trạng “dễ làm, khó bỏ” trong hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay.

Nhận xét chung về dự kiến Chương trình với 6 dự án luật xin rút khỏi Chương trình năm 2013, ông Vân nhận thấy, “bài toán giải quyết vấn đề “vỡ trận” trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa và hàng năm vẫn chưa được được giải quyết bởi chưa “chữa”  được những nguyên nhân phổ biến, khuyết tật căn nguyên”.

Phân tích vào những nguyên nhân này, đại biểu TP Cảng cho rằng, “tính cục bộ của các Bộ, ngành khi đề xuất dự án Luật thể hiện việc cứ đăng ký bằng được dự án Luật để phục vụ cho nhu cầu quản lý, nhưng khi không đủ điều kiện, khả năng thực hiện thì lại xin rút khỏi Chương trình. Đồng thời, còn thể hiện sự thiếu chín chắn trong quyết định Chương trình của cả Quốc hội”.

Từ đó, ông Vân đặt vấn đề về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền đề xuất dự án Luật, Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh và đưa ra những giải pháp mà theo ông, “nếu không thực hiện được một cách đồng bộ thì không thể chỉnh đốn được tình trạng “vỡ trận” hàng năm của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”.

Các giải pháp của ông Vân đã được Trưởng đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cơ bản đồng tình khi hướng đến những yếu tố mang tính “kỷ luật lập pháp” như yêu cầu các cơ quan được giao soạn thảo dự án Luật “cam kết trong đề xuất thời hạn hoàn thành, trách nhiệm, nội dung, lộ trình thực hiện”; đề cao trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét Chương trình và duy trì kỷ luật lập pháp; hiện thực hóa các qui định khuyến khích năng lực lập pháp của chủ thể có quyền trình đề án, sáng kiến pháp luật là các ĐBQH, các đoàn ĐBQH; thành lập Hội đồng lập pháp làm cơ quan chuyên trách xây dựng luật cho Quốc hội; đưa “hơi thở cuộc sống vào luật” với sự tham gia của các nhà khoa học, các đối tượng điều chỉnh của văn bản trong quá trình soạn thảo, không để các qui định pháp luật “chết yểu” ngay khi được ban hành.

Cùng luồng tư duy, ĐB Phan Văn Tấn (tỉnh Nghệ An) cũng đặt vấn đề phải yêu cầu cơ quan soạn thảo phải lý giải được vì sao chưa xây dựng được văn bản, “chứ không thể chỉ có lý do chung chung là chưa làm được hoặc làm rồi nhưng “non” nên xin rút ra”.

Thậm chí, ĐB này đề nghị, nhiều văn bản dù cơ quan soạn thảo chưa được thì cũng phải yêu cầu làm để không ảnh hưởng đến chương trình chung mới là vấn đề cần làm khi xem xét Chương trình chứ không chỉ đồng ý hay không đồng ý cho rút dự án luật khỏi Chương trình”. “Nếu không giải quyết được thì sẽ dẫn đến tình trạng “dễ làm, khó bỏ” – ĐB tỉnh Nghệ An cảnh báo.

ĐB Lê Thanh Vân còn đề nghị “nếu cơ quan soạn thảo không thực hiện được thì phải “trả” lại để Quốc hội giao cho cơ quan khác thực hiện, không nên cứ đề xuất rồi lại xin “rút ra” như thế”./.

H.Giang

Đọc thêm