Ths. Bs Thân Văn Thịnh (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội): Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

(PLO) -Các thống kê cho thấy có tới 80% bệnh nhân ung thư sụt cân và 30% tử vong vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư và người nhà “quên” vấn đề dinh dưỡng cực kì quan trọng trong quá trình điều trị. 
Bác sĩ Thịnh tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Ths.Bs Thân Văn Thịnh (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội) giải đáp những thắc mắc về dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư.

Dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với bệnh nhân ung thư, thưa BS?

Vấn đề dinh dưỡng cực kì quan trọng với tất cả mọi người, nhất là người mắc bệnh ung thư. Nó giúp nâng cao sức khỏe bệnh nhân, đáp ứng phác đồ trị liệu. Đồng thời dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc trong quá trình xạ trị, hóa trị.

Các thống kê y tế chỉ ra rằng có tới 80% bệnh nhân ung thư sụt cân, dẫn tới phải bỏ dở liệu trình. Đáng lo ngại hơn khi có khoảng 30% bệnh nhân K tử vong vì suy kiệt trước khi chết vì ung thư. Do đó dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị ung thư rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn chưa được coi trọng đúng mức. 

Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý với bệnh nhân ung thư?

Thực tế nhiều bệnh nhân và người nhà mải lo điều trị mà quên đi dinh dưỡng. Bệnh nhân cũng giống người bình thường, dinh dưỡng phải đầy đủ các thành phần, đầy đủ cân đối các chất đạm, đường, chất béo, axit amin và các vi chất khác.

Đối với người mắc ung thư nên thực hiện chế độ ăn nhiều cá, tăng cường rau xanh (300g rau xanh, củ, quả/ngày), hạn chế ăn thịt, tăng cường dầu thực vật. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao vừa sức. Người nhà cần lưu ý quan tâm tới khẩu vị của người bệnh.

Mọi người lưu ý với bệnh nhân trong quá trình điều trị không nên kiêng chất đạm mà cần tăng cường bổ sung chất này. Bởi đây là thành phần quan trọng cung cấp bạch cầu, cung cấp hệ miễn dịch cho cơ thể hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ. Sau điều trị thì quay lại chế độ ăn bình thường.

Vậy người mắc ung thư không nên ăn những gì, thưa BS?

Người bệnh tránh ăn thức ăn cay, nóng, rượu, thuốc lá, thuốc lào, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, không sử dụng nước uống có gas, không uống bia rượu, lạm dụng cà phê. Ngoài ra hạn chế dầu mỡ xào nấu, thực phẩm quá nặng mùi và thức ăn tạo ra khí như đậu Hà Lan, súp lơ, bắp cải, củ cải, dưa chuột… 

Đối với thịt đỏ chứa nhiều B6, B12 có thể kích thích tế bào ung thư phát triển nên bệnh nhân đang điều trị không nên ăn. Tuy nhiên khi đã loại bỏ hết tế bào ung thư, bệnh nhân sau khi kết thúc phác đồ có thể ăn trở lại bình thường.

Một số quan niệm dinh dưỡng sai lầm thường gặp là gì, thưa BS? 

Quá trình điều trị tại bệnh viện, tôi thấy có hai vấn đề về dinh dưỡng mà bệnh nhân và người nhà hiểu chưa đúng. Thứ nhất là nhịn ăn để “bỏ đói tế bào ung thư”. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi việc nhịn đói sẽ khiến cơ thể suy kiệt, không thể theo kịp phác đồ trị liệu. Đồng nghĩa bệnh nhân tự đánh mất cơ hội của mình. 

Nói như GS Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam), nếu chúng ta không cho tế bào ung thư ăn thịt thì chúng sẽ ăn thịt mình.

Thứ hai là chế độ ăn kiềm hóa cơ thể, tức bệnh nhân chỉ ăn thực phẩm có tính kiềm như trái cây tươi, rau quả, các loại hạt, các loại họ đậu và ngũ cốc nguyên cám giúp phục hồi sự cân bằng PH của cơ thể.

Tôi nhấn mạnh rằng đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh chế độ ăn kiềm hóa góp phần tiêu diệt tế bào ung thư. Ngược lại rất nhiều trường hợp chứng minh phản khoa học. Bởi cơ thể luôn duy trì hệ thống cân bằng axit- bazơ (kiềm- toan). Nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm giàu kiềm thì cơ thể cũng tự đào thải kiềm, ngược lại ăn quá nhiều toan cũng vậy.

Ngoài ra nhiều bệnh nhân K có trào lưu uống nước lá, cúng bái khiến người bệnh không chỉ “tiền mất tật mang” mà còn dẫn tới những hậu quả khôn lường. Cá biệt có người còn tìm tới các phương án tâm linh hay tự nhốt mình, tự than thân trách phận.

Hay như quan điểm người bị ung thư không nên ăn đồ ngọt, không ăn đạm mà chỉ nên ăn gạo lứt, muối mè hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học. 

Đối với bệnh nhân ăn không được, khó ăn hoặc dễ bị nôn, trớ cần lưu ý như thế nào trong chăm sóc dinh dưỡng, thưa BS?

Những trường hợp này chúng tôi chia thành ba nhóm:

-Thứ nhất, với bệnh ung thư vùng đầu, cổ, thực quản có xạ trị (phần lớn xạ trị) do teo tuyến nước bọt, khô nước bọt nên ăn rất khó. Những người này còn dễ bị viêm nhiễm vùng miệng, bệnh nhân mất vị giác. Do đó cần phục hồi tuyến nước bọt, tập cơ nhai bằng cách nhai kẹo dẻo thường xuyên. Việc ngậm nước chè xanh thường xuyên chống viêm nhiễm hiệu quả. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và đảm bảo uống đủ nước tránh khô miệng.

-Thứ hai, nhóm ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng): Ở những bệnh nhân này các yếu tố sinh lý, vi sinh trong hệ tiêu hóa đảo lộn, axit trong dạ dày thay đổi khiến khả năng diệt khuẩn kém. Một số người bị chỉ định cắt bớt đại tràng làm giảm những vi khuẩn có lợi khiến cơ thể dễ bị rối loạn đường tiêu hóa, nôn, trớ. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn từng ít một, lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu.

-Thứ ba là nhóm các bệnh ung thư khác như K phổi, K não. Những người bệnh này chủ yếu do tâm lý chán ăn nên cần được động viên, người nhà lưu ý không gian ăn, chế biến các món hấp dẫn, hợp khẩu vị bệnh nhân.

Để lấy lại cảm giác thèm ăn, nguyên tắc cơ bản phải luôn luôn lạc quan. Nên ăn lúc cơ thể thoải mái, tinh thần ổn định, nên ăn cùng gia đình, người thân và bạn bè, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa/ngày.

Việc kết hợp vận động sẽ giúp bệnh nhân ăn ngon hơn. Không nên để bệnh nhân nằm một chỗ dễ khiến tâm lý u uất. Vận động rất quan trọng cùng, phòng ngừa viêm phổi, lở loét vết tì đè hay nhiễm khuẩn. Người thân có thể xoa bóp, cho người bệnh ngồi dậy, thay đổi tư thế nằm/ngồi thường xuyên và vận động thụ động cho bệnh nhân nhằm tăng sức cơ, kích thích ăn uống.

Cảm ơn bác sĩ về buổi trò chuyện.

Theo Ths.Bs Thân Văn Thịnh, nâng cao thể trạng là việc luôn cần thiết đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên người bệnh không được tùy tiện sử dụng các bài thuốc gia truyền, tự sưu tầm mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm chứng. Tăng sức đề kháng là một những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả.

Ví dụ như sản phẩm CumarGold Kare được chuyển giao từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam là đơn vị nghiên cứu uy tín hàng đầu cả nước được nhiều người bệnh sử dụng có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch đáng kể. Trong đó có hoạt chất Curcumin được chiết xuất từ nghệ vàng rất tốt cho dạ dày. Hay các hoạt chất Fucoidan (tổng hợp từ rong nâu) và NotoGinseng (chiết xuất từ tam thất) đều có tác dụng nâng cao thể trạng bệnh nhân. 

Đọc thêm