Thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân là tất yếu

Một trong những vấn đề lý luận quan trọng được đặt ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân không. Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến về vấn đề này,, nhưng ở nhiều nước thì việc thừa nhận TNHS của pháp nhân trong luật hình sự là xu thế tất yếu.

Một trong những vấn đề lý luận quan trọng được đặt ra trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân không. Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến về vấn đề này,, nhưng ở nhiều nước thì việc thừa nhận TNHS của pháp nhân trong luật hình sự là xu thế tất yếu.

Từ giữa thế kỷ XIX, một số nước như Anh, Mỹ, Canada, Australia sau một thời gian cải cách pháp luật hình sự đã quay lại áp dụng chế định TNHS của pháp nhân trong thực tiễn xét xử. Bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ XIX trở đi, nhiều nước châu Âu cũng quy định nguyên tắc TNHS của pháp nhân trong luật thực định. Chẳng hạn, Hà Lan năm 1950 đối với các tội phạm kinh tế và đến năm 1976 đối với mọi tội phạm, Bồ Đào Nha năm 1982, Pháp năm 1992, Phần Lan năm 1995, Vương quốc Bỉ năm 1999, Thụy Sỹ năm 2003, Luxembourg và Tây Ban Nha năm 2010…
Hiện nay, chế định TNHS của pháp nhân được xây dựng không chỉ trong luật hình sự ở những nước trên mà còn được thừa nhận trong luật hình sự của một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…
Đối với pháp luật quốc tế, TNHS của pháp nhân chính thức được khuyến nghị trong nhiều văn bản pháp luật của Liên hợp quốc và của khu vực. Cụ thể là, khoản 1 Điều 5 Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố của Liên hợp quốc, Công ước về bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Khuyến cáo số 12 và số 18 của Ủy ban các Bộ trưởng Hội đồng châu Âu về tình trạng tội phạm về kinh tế, thương mại…
Trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn như Công ước của Liên hợp quốc về tội  phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng đều có quy định về việc khuyến nghị các quốc gia thiết lập chế định TNHS của pháp nhân. Mặc dù Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi một số quy định mang tính tùy nghi, không bắt buộc áp dụng của Công ước, trong đó có chế định TNHS của pháp nhân nhưng về lâu dài, các chuyên gia pháp lý cho rằng: Để Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả các quy định của các Công ước quốc tế cũng như nhận được sự đồng thuận của các quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng thì cần nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước và từng bước nội luật hóa vấn đề TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho sự hợp tác về các lĩnh vực này. 
Không những thế, vấn đề trên cũng đã thể hiện rất rõ trong Quyết định số 445/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong đó, có yêu cầu nghiên cứu bổ sung tội danh tham nhũng và quy định pháp nhân là chủ thể của hành vi tham nhũng.
Uyên San

Đọc thêm