Bitcoin là 1 một loại tiền ảo trên mạng Internet. Bitcoin được ra đời bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào năm 2009. Để giao dịch Bitcoin ta phải sử dụng Internet để có thể giao dịch. Tuy nhiên việc giao dịch không phải thông qua một tổ chức tài chính nào…
Ngay sau khi ra đời, Bitcoin đã nhanh chóng phát triển, như một ‘mặt hàng đặc biệt” với những ‘bức tranh’ về các khoản sinh lời khổng lồ cho các nhà đầu tư.
Thay vì tham gia một trò chơi để được Bitcoin như giai đoạn đầu, người muốn sở hữu Bitcoin có thể mua nó bằng tiền thật, và chờ thời cơ sinh lời.
Người ta không chỉ làm giàu và giao dịch bằng tiền bitcoin mà còn có thể tiêu xài chúng, cũng giống quẹt thẻ ngân hàng. Ban đầu chỉ có những quán cà phê, rồi nhà hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền bitcoin, sau đó ngày càng có thêm nhiều nơi và lĩnh vực sử dụng tiền này, thông qua những ứng dụng (app).
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nước kiên quyết từ chối giao dịch bằng loại tiền này. Thái Lan là quốc gia đầu tiên cấm giao dịch đồng tiền ảo Bitcoin. Chính phủ Nauy cho rằng, đồng tiền ảo Bitcoin không đủ tính pháp lý để được coi như tiền tệ thực sự. Trung Quốc (PBOC) đã ra lệnh cấm Bitcoin, do đánh giá loại tiền này chứa đựng nhiều rủi ro. Văn phòng Công tố Liên bang Nga ban hành quy định, nghiêm cấm sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác. Bộ Tài chính Canada cũng phát đi thông báo: "Tiền ảo Bitcoin không phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Canada".
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cấm các “tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán. Bởi theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước cũng nhấn mạnh “việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng”.
Thay vì tham gia một trò chơi để được Bitcoin như giai đoạn đầu, người muốn sở hữu Bitcoin có thể mua nó bằng tiền thật. |
“Bitcoin, onecoin hay ilcoin đều không phải là tiền tệ, không phải là hàng hóa và không được chấp nhận ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cũng không chấp nhận hay cho phép sử dụng tiền này” – Ngân hàng nhà nước khuyến cáo.
Chính phủ cho rằng cần phải có những biện pháp quản lý giao dịch tiền ảo để tránh hệ lụy phát sinh. Dự thảo Nghị định về tiền ảo do Bộ Tư pháp xây dựng dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12-2017 và dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3-2018. Hiện, Bộ Tư pháp đã hoàn tất lộ trình ban đầu về việc lấy ý kiến để ban hành các quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử, nhằm cụ thể hóa các quy định về quản lý tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 trong các lĩnh vực nêu trên.