Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách thu hút giáo viên

(PLVN) -Sáng 25/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên thẩm định.

Tại buổi thẩm định, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức nêu rõ, Đến cuối năm học 2022 - 2023, tổng số giáo viên phổ thông trong cả nước là 862.108', tăng 10.314 giáo viên so với năm học 2018-2019. Tuy nhiên, số lượng giáo viên chưa đáp ứng được định mức theo quy định. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, đặc biệt là giáo viên dạy các môn tích hợp (Lịch sử- Địa lý, Khoa học tự nhiên), môn học mang tính đặc thù (tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục do nhiều nguyên nhân.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức phát biểu tại phiên thẩm định.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức phát biểu tại phiên thẩm định.

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép những địa phương thiếu giáo viên được tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm: Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương khi triển khai thực hiện quy định về chuẩn trình độ đào tạo tại Luật Giáo dục năm 2019. Việc ban hành chính sách này góp phần mở rộng nguồn tuyển, là một trong số các giải pháp khắc phục thừa - thiếu giáo viên, dần bảo đảm đủ số lượng giáo viên triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở một số môn học, khuyến khích, thu hút những người đã được đào tạo, yêu quý nghề giáo vào ngành.

Ông Thiều Đức Dũng, Ủy Ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội góp ý

Ông Thiều Đức Dũng, Ủy Ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội góp ý

Góp ý tại phiên thẩm định, ông Thiều Đức Dũng, Ủy Ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội cơ bản đồng tình với đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, cần làm rõ khái niệm về yêu cầu tuyển dụng giáo viên dạy “các môn học mới” theo Nghị quyết số 75/2022/QH15, trong khi đó dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết đề xuất tuyển dụng giáo viên dạy “một số môn học”; đối với

Tại buổi thẩm định, bà Nguyễn Hoàng Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Bộ Lao động thương binh xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ tại sao Nghị quyết số 75/2022/QH15 đề cập việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trong khi đó dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị quyết giới hạn phạm vi chỉ áp dụng đối với các môn học tại 2 cấp “cấp tiểu học và trung học cơ sở”.

Bà Nguyễn Hoàng Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo góp ý

Bà Nguyễn Hoàng Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo góp ý

Bên cạnh đó, Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo Nguyễn Hoàng Lan nêu rõ, theo quy định của dự thảo Nghị quyết thì việc tuyển dụng giáo viên trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với cả cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục tư thục, tuy nhiên hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết mới chỉ tập trung đánh giá và xây dựng chính sách thu hút giáo viên đối với giáo dục công lập, do đó, cần phải nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, biện pháp tuyển dụng giáo viên ở các cơ sở giáo dục tư thục để tránh bỏ sót đối tượng điều chỉnh.

Phát biểu kết luận tại phiên thẩm định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu thêm các cơ chế, chính sách tuyển dụng, thu hút giáo viên khác để phù hợp với nội dung Nghị quyết số 75/2022/QH15 (Nghị quyết giao Chính phủ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù đối với việc tuyển dụng giáo viên).

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Theo Thứ trưởng, hiện có nhiều địa phương đã có cơ chế đặc thù để thu hút giáo viên giảng dạy. Do đó, Thứ trưởng đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo căn cứ tình hình thực tiễn ở từng địa phương để khoanh vùng địa điểm, thời gian, đối tượng và các môn học cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cũng cần giải thích thêm thuật ngữ “môn học mới” và làm rõ tiêu chuẩn tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn giảng dạy chương trình tiểu học và trung học cơ sở.

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì lưu ý một số nội dung khác như: cân nhắc thay đổi hình thức văn bản thành Nghị quyết thí điểm; nghiên cứu việc áp dụng chính sách đối với cả cơ sở ngoài công lập; rà soát nội dung dự thảo Nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó phải bám sát mục tiêu phát triển bền vững; bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với Luật Nhà giáo…

Đọc thêm