Tiết lộ trận 'không chiến' chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ

(PLO) - Một trận không chiến dữ dội đã nổ ra ngay bên trên bầu trời thành phố Los Angeles, gọi là “Không chiến Palmdale”. Trận chiến này có gì đặc biệt? Dưới đây là những thông tin mật, lần đầu được công bố...
Chiến đấu cơ F-89D Scorpions được thiết kế để bắn hạ máy bay ném bom của Liên Xô

Một thập niên sau khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ hai, các máy bay chiến đấu Mỹ liên tục quần thảo để bảo vệ bầu trời Los Angeles từ một mối đe dọa không tặc không lường trước được.

Các khu dân cư gần đó nhanh chóng được bảo vệ nhằm ngăn ngừa một cơn mưa tên lửa bắn xuống lãnh thổ Mỹ. Mãi ngày nay nhiều người mới biết tên của một cuộc chiến là “Không chiến Palmdale”... 

Chuyến bay “không tuân lệnh”

Lúc 11h34 phút trưa thứ Năm, ngày 16/8/1956, một chuyên cơ được phóng đi từ một căn cứ thủy – không quân ở California. Đó là chiếc máy bay chiến đấu F6F nhưng đã được hoán cải thành một máy bay không người lái. 

Toàn thân sơn màu đỏ tươi, chiếc F6F được sử dụng làm mục tiêu cho một cuộc thử nghiệm tên lửa, cất cánh và bay bên trên vùng biển Thái Bình Dương để làm nhiệm vụ “bia di động”. Nhưng thay vì tham gia vào cuộc diễn tập, chiếc máy bay không người lái đã “không nghe” lệnh chỉ huy từ xa, đổi hướng bay, tiến thẳng đến thành phố Los Angeles! 

Hàng tá rốc két Mighty Mouse được bắn ra để hạ Hellcat, nhưng đều trật lất 

Căn cứ không quân Oxnard cạnh đó được báo động nhưng các phi công lại...được cảnh báo lầm rằng sắp có một vụ tấn công của máy bay ném bom Nga. Hai chiến đấu cơ lập tức lao vọt lên trời, đuổi theo chiếc F6F đang tiến rất sát thành phố Los Angeles.

Khi hai chiến đấu cơ đuổi kịp, thì chiếc F6F đã bay ngang trên không phận Los Angeles và tiến vào một khu vực mà bên dưới không người ở. Các phi công của 2 chiến đấu cơ F-89D Scorpions được trang bị rốc két “Mighty Mouse” - loại có thể dễ dàng hạ gục một mục tiêu giả định như chiếc máy bay không người lái tại một điểm đã định – nếu như chúng nhằm thẳng mục tiêu mà bắn. 

Nhưng sự cố lại xảy ra. Các quả đạn rốc két không phóng ra khi phi công đã khởi động bằng cách điều khiển tự động rồi chuyển qua thao tác bằng tay. Vào lúc gay cấn đó, chiếc F6F lại thay đổi hành trình bay, rẽ hướng bay thẳng vào nội đô Los Angeles.

Tình hình trở nên hết sức cấp bách, 42 phát đạn nhanh chóng được bắn ra nhưng ...không có quả nào trúng mục tiêu. Chiếc chiến đấu cơ thứ hai lại “khạc" thêm 42 quả đạn khác, vẫn trật lất! Trong khi đó, chiếc máy bay không người lái đã áp sát một thị trấn đông đúc của Los Angeles gọi là Newhall. Đạn lại bắn ra như mưa và lại trượt.

Cuối cùng, chiếc F6F trực chỉ hướng Palmdale, các chiến đấu cơ lại tiếp tục vãi đạn như mưa, 30 phát rốc két cho mỗi lần bắn. Tổng cộng, 208 quả rốc két bắn ra, nhưng chẳng có quả nào chạm tới mục tiêu. 

Chiếc máy bay không người lái vẫn bay đều cho đến nhiên liệu hết, rơi xuống cách Palmdale khoảng 8 dặm về hướng Bắc, cắt đứt hàng loạt dây cáp điện nhưng không ai bị thương hay bị thiệt mạng. Nhưng những quả rốc két thì không quả nào không dính phải sự cố.

Sau đó, trên trang nhất báo địa phương đã đăng tải hàng loạt hình ảnh về các tổn thất, thiệt hại do 208 quả rốc két gây ra trên một diện tích bằng đúng 140ha nằm gần Newhall, hàng trăm lính cứu hỏa phải oằn mình dập tắt các đám cháy khi rốc két rơi đã làm bể tung kính cửa sổ hoặc xuyên thủng nhà cửa; thậm chí, một thanh niên đang lái xe ở Palmdale đã bị các mảnh vỡ của rốc két xuyên thủng kính chắn gió song thân thể không hề hấn gì! 

Trận “không chiến” nực cười

Một tờ báo địa phương đã châm biếm gọi vụ “không chiến Palmdale” là “Cuộc tấn công bằng bom không chủ ý” trong khi tờ Los Angeles Times lại mô tả bằng những lời giảm nhẹ, đại loại như “vòng tròn nguy hiểm và mất kiểm soát” của chuyến bay không người lái.

Nhiều rốc két rơi xuống đất không nổ, không quân Mỹ đã phải cung cấp một bản liệt kê chi tiết, phát cho dân địa phương để cố gắng ngăn chặn thương vong. Ông Peter Merlin, một nhà khảo cổ học hàng không, người có dịp tiếp xúc hiện trường vụ không chiến cách đây 20 năm, nhận xét: “Nó là một câu chuyện quái lạ!” 

 Thập niên 1980, chiếc MiG-23 của Liên Xô bị rơi sau khi một động cơ bị hỏng 

Ông Merlin đã đọc những bài báo viết về sự kiện từ thời kỳ đó liên quan đến việc thử nghiệm máy bay và khám phá khó ngờ về câu chuyện của chiếc “oanh tạc cơ giả định” F6F.

Nó không phải là chiếc Hellcat điều khiển từ xa được sử dụng lần đầu tiên: “Họ (Không quân Mỹ) đã sử dụng một số máy bay Hellcat cho các thử nghiệm bom nguyên tử, để bay vào các đám mây nguyên tử và thu thập mẫu vật”. 

Còn tại sao các chiến đấu cơ của Không lực Mỹ không bắn hạ được những chiếc máy bay không người lái ? Bắn một loạt rốc két vào máy bay ném bom của đối phương là một chuyện đơn giản, nhưng cố gắng để bắn trúng một mục tiêu nhỏ thì lại là chuyện khác, và Không lực Mỹ đang cố gắng tìm hiểu ra căn nguyên. 

Trận “không chiến” Palmdale chắc chắn không chỉ là vụ duy nhất của một “máy bay giả định” bị bắn trượt trong lịch sử quân sự Mỹ.

Năm 2009, Không quân Mỹ đã khá thành công trong việc bắn hạ một máy bay không người lái khác khi nó bay trên không phận Afghanistan.

Và ngay cả máy bay có người lái đôi khi cũng bay chệch khỏi sự kiểm soát của con người, như năm 1970, một chiếc máy bay phản lực Convair F-106 đã bay vào không phận tiểu bang Montana trong khi viên phi công cố gắng bẻ hướng khác.

Ngạc nhiên là, chiếc máy bay này đã hạ cánh an toàn trên một cánh đồng tuyết rồi lại về căn cứ và hoạt động bình thường. 

Có một trường hợp bi đát hơn đã xảy ra vào năm 1989, khi một phi công Liên Xô lái chiếc máy bay chiến đấu MiG-23 dường như bị trục trặc về nhiên liệu.

Trong lúc chiếc máy bay đang ở trên không phận Ba Lan, bất ngờ nó đột nhiên tự rẽ hướng và bay về hướng Tây.

Chiếc MiG-23 này bay qua không phận Đông và Tây Đức, các phi công của Không lực Mỹ đuổi theo từ một khu căn cứ ở Hà Lan và có tin là chiếc MiG-23 đã bị rơi bên trên Bắc Hải nhưng trước đó, chiếc MiG-23 vẫn bay đều mặc dù còn rất ít nhiên liệu. 

Chiếc Grumman F6F Hellcat cuối cùng bị rơi tại ngoại ô Palmdale của Los Angeles

Thật kì diệu, trận “không chiến” Palmdale đã không khiến ai bị chết cả nhưng chắc chắn là một sự kiện phi thường. Đó là một cuộc đấu giữa người và máy, cả hai cùng có trí tuệ riêng, 60 năm trước, ngay bên trên bầu trời tươi xanh của Los Angeles.../.

Đọc thêm