Tìm "lời giải" cho "cuộc đua" lương - vật giá (kỳ 2)

Lương tăng như thế nào để phù hợp với cuộc sống? Đó là những bức xúc lớn không chỉ đối với người lao động. Sau khi bài viết “Lương muốn cao mà tiền lại hẻo” được đăng tải trên báo PLVN online, chúng tôi đã nhận được các ý kiến phản ánh về vấn đề này: 

[links()] Lương tăng như thế nào để phù hợp với cuộc sống? Đó là những bức xúc lớn không chỉ đối với người lao động. Báo PLVN Online đã nhận được các ý kiến phản ánh về vấn đề này.

Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ LĐTB&XH) Hoàng Minh Hào:
 “Lương tối thiểu nhưng không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu”
Thực trạng tiền lương chi trả cho NLĐ đã rất rõ. Lương tối thiểu nhưng không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu vì mức lương quá thấp trả cho NLĐ.
Lương được tính một cách máy móc bằng hệ thống thang, bảng cứng nhắc, cào bằng, không chỉ không khuyến khích CBCC làm việc, không hút được người tài, mà cũng không thể giữ chân được những người thạo việc.
 Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng:
“Tìm nguồn cho cải cách lương là vấn đề rất khó”
“Tăng lương nhất thiết phải làm, nên làm nhưng làm thế nào phải có lộ trình và bước đi cụ thể. Tìm nguồn cho cải cách lương là vấn đề rất khó. Đã tăng thì phải tăng đều, không thể chỉ tăng lương cho CBCC, NLĐ mà “để lại” người nhận lương hưu, trợ cấp ưu đãi với người có công”.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề XH Đặng Như Lợi: 
“Cốt lõi” của vấn đề là rút bớt số người hưởng lương từ ngân sách”
“Để thực hiện cải cách tiền lương, cần cải cách đồng bộ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, chính sách người có công, tách toàn bộ chính sách tiền lương khu vực ngân sách chi trả với khu vực tự trang trải và Nhà nước chỉ tập trung giải quyết tiền lương khu vực chi từ ngân sách.
“Cốt lõi” của vấn đề là rút bớt số người hưởng lương từ ngân sách bằng cách phải tinh giản khoảng 40% tổng số CBCC không đáp ứng yêu cầu”.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai:
 “Phải hướng đến một mức lương tối thiểu chung cho toàn bộ xã hội”
“Nhìn lại chính sách tiền lương cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp thực tiễn phát triển đất nước cũng như nhu cầu của NLĐ khi chúng ta thực hiện 2 loại lương tối thiểu khác nhau ở khu vực Nhà nước và khu vực DN, tạo ra sự phân chia nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ khác với CBCC. Điều này chưa phù hợp với nguyên tắc xây dựng tiền lương tối thiểu.
Vì vậy, trong các giải pháp cải cách tiền lương phải hướng đến một mức lương tối thiểu chung cho toàn bộ xã hội, do Chính phủ công bố hoặc chỉ có lương tối thiểu trong khu vực DN làm cơ sở để người sử dụng lao động và NLĐ thỏa thuận; còn tiền lương đối với khu vực Nhà nước thì xây dựng mức lương cơ bản tương ứng mức lương trung bình khá trong xã hội để trả cho CBCC”. 
H.Giang (ghi)

Đọc thêm