Tình trạng di cư vẫn “nóng”!

Chỉ riêng ở Hà Nội, tốc độ tăng dân số bình quân là 3% nhưng tăng dân số cơ học đã là 1,8%. Uớc tính trong năm 2010, Hà Nội sẽ có từ 120-130 nghìn người di cư đến.Thu nhập của người lao động di cư thấp hơn lao động tại chỗ 20%.

“52% người di cư nằm trong độ tuổi dưới 25. Đây là nhóm đối tượng trẻ tuổi, trong hoàn cảnh thất nghiệp họ thường bị kích động, lôi kéo và có những hành động gây hậu quả xấu cho xã hội, nhất là các tệ nạn như tiêm chích ma tuý, mại dâm, cờ bạc và các hành vi côn đồ khác|”- Đó là  là bức tranh “xám màu” về tình trạng di cư ở Việt Nam được đề cập tới nhiều trong Ngày Dân số Thế giới.  
Dân số cơ học ngày càng bùng nổ ở các đô thị lớn
Dân số cơ học ngày càng bùng nổ ở các đô thị lớn

Theo nghiên cứu của Vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế), hiện có 3 dòng lao động di cư chủ yếu, đó là di cư từ nông thôn đến nông thôn, từ nông thôn ra thành thị và từ trong nước ra nước ngoài.  Luồng di cư đã tạo nguồn đóng góp không nhỏ cho quá trình đô thị hoá nhưng cũng gây ra những trở ngại lớn tại các thành phố.

Chỉ riêng ở Hà Nội, tốc độ tăng dân số bình quân là 3% nhưng tăng dân số cơ học đã là 1,8%. Uớc tính trong năm 2010, Hà Nội sẽ có từ 120-130 nghìn người di cư đến. Với số lượng lớn như vậy, đô thị này đang phải chịu sức ép về kinh tế, xã hội, đặc biệt là bài toán giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Đáng lưu ý, 52% người di cư nằm trong độ tuổi dưới 25. Đây là nhóm đối tượng trẻ tuổi, trong hoàn cảnh thất nghiệp họ thường bị kích động, lôi kéo và có những hành động gây hậu quả xấu cho xã hội, nhất là các tệ nạn như tiêm chích ma tuý, mại dâm, cờ bạc và các hành vi côn đồ khác. Đó là chưa tính đến các vấn đề về sức khoẻ sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS cũng sẽ được lây truyền rất nhanh bởi nhóm đối tượng di cư, di biến động. Đáng sợ hơn, một số người di cư đã bị lợi dụng, bị buôn bán.

Thu nhập của người lao động di cư thấp hơn lao động tại chỗ 20%. Với mức 1-2 triệu đồng/tháng trong điều kiện nhà ở, sinh hoạt đều phải thuê mướn, người lao động không đủ trang trải chi phí cá nhân và bức bối vì thu nhập. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh và các phúc lợi xã hội khác nên đa số họ sống tạm bợ, chật chội, vệ sinh môi trường rất kém và an ninh trật tự không được đảm bảo.

Họ- những người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương rất cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách.
Thùy Dương







































Đọc thêm