Ngày 26/10, tại Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã diễn hội thảo khoa học “Về tác động môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đối với vùng hạ lưu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Hầu hết các nhà khoa học và giới chuyên môn đều lo lắng, nếu 2 thủy điện này được xây dựng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên và hàng ngàn hộ dân sống ở lưu vực thượng nguồn.
Tranh cãi “nảy lửa”
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 thuộc qui hoạch khai thác bậc thang thủy điện Đồng Nai. Trong quá trình thực hiện, chủ dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thay đổi thành 2 bậc thang thủy điện, Đồng Nai 6 và 6A.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án này, sẽ có 372 ha đất rừng bị mất do biến thành hồ tích, trong đó có 137 ha thuộc VQG Cát Tiên.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện thì 2 dự án thủy điện này sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường, vì tỉnh Đồng Nai nằm ở phía hạ lưu, nên phải gánh chịu các tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án.
Theo TS. Vũ Ngọc Long - Đại diện của Mạng lưới sông Ngòi phía Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển cho biết: “Nguồn tài nguyên nước và rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai đang đứng trước những thử thách và rủi ro tác động của việc phát triển hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai. Ngoài ra, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hai công trình này còn quá sơ sài, bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng, cần đánh giá bổ sung thêm. Vì vậy đề nghị, chưa nên cấp phép xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”.
Hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt và nước công nghiệp cho vùng hạ lưu sông. Từ hồ thủy điện Trị An, vùng thượng lưu và hạ lưu có đến 30 trạm bơm để phục vụ cho hơn 3.900 ha nông nghiệp và chưa kể hơn 5.000 ha cánh đồng ven sông đang tưới bằng hệ thống nước thủy triều.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Kim Phúc - Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An: “Tác động đối với các yếu tố môi trường của một công trình thủy điện là rất đa dạng, phức tạp và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Công trình thủy điện Đống Nai 6 và 6A được xây dựng trên hệ thống bậc thang thủy điện của sông Đồng Nai, là dạng thủy điện điều tiết ngày và đêm, qui mô hồ chứa nhỏ so với qui mô công suất lắp máy 125MW và 100MW”.
Ngày 29/6/2011, khu dự trử sinh quyển Đồng Nai (KDTSQ ĐN) đã được UNESCO công nhận gồm 3 vùng lõi rừng gồm: VQG Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Khu bảo tồn vùng nước nội địa Đồng Nai với diện tích 969,781 ha.
Khu vực này có diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước ta.
Ở đây rất nhiều loài động vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mới đây nhất, Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã công bố con tê giác bị sát hại ở VQG Cát Tiên là cá thể cuối cùng của Việt Nam.
Không chỉ 2 thủy diện 6 và 6A có nguy cơ tác động đối với đa dạng sinh học, mà có thể tác động đến môi trường và xã hội, chẳng hạn như việc nông dân tại vùng dự án sẽ mất đất nông nghiệp, người dân vùng hạ lưu sẽ gặp khó khăn trong canh tác do môi trường thay đổi và kéo theo hàng loạt bất cập…
Với những ý kiến và phân tích, ông Nguyễn Minh Tâm - Phó giám đốc khu bảo tồn Thiên Nhiên-Văn hóa Đồng Nai nói: “Nếu không có sự nghiên cứu nghiêm túc, dự án này có thể gây ra những hủy hoại đến đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, khu Ramsa Bàu Sấu…Do đó, để có sự an toàn đa dạng sinh học cao, đề nghị dự án tạm ngưng và tiến hành đánh giá TĐM một cách toàn diện và khoa học”.
Không đồng tình với những ý kiến trên, PGS–TS.Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài Nguyên TP.HCM nhận định: “Hệ thống thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có tác động tích cực trong điều tiết dòng chảy trên sông Đồng Nai, giảm lũ trong mùa mưa và gia tăng nguồn nước vào mùa khô đối với trạm Tà Lài. Ngoài ra, hai thủy điện này không phải là nguyên nhân làm gia tăng nhiễm mặn đối với hạ lưu sông Đồng Nai”.
Cần xem xét đánh giá lại
GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường nhấn mạnh: “Về ĐTM, giới khoa học môi trường hiện nay đã quá ngán ngẩm về cách “tuyển chọn” hay “chỉ định” ĐTM và đã tạo ra một nếp làm việc “lobby”. Từ đó chỉ nặng dịch vụ thu tiền mà coi nhẹ tính khoa học của ĐTM. Bởi vì, ĐTM là một khoa học thực thụ của Khoa học môi trường”.
Theo GS-TSKH Lê Huy Bá, trào lưu thế giới đang ngưng đầu tư thủy điện, thì ta vẫn tiếp tục đầu tư theo kiểu “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”, xem nhẹ sự cân đối giữa các lưu vực, các con sông với sức chịu tải của chúng. Sông Đồng Nai phải mất ít nhất 5,5 triệu năm mới có lưu vực và dòng chảy ổn định như ngày nay. Nếu con người bắt sông quá tải, bắt nó “sống” trái qui luật tự nhiên thì có thể sông Đồng Nai đổi dòng, khi đó thảm họa tất yếu sẽ xảy ra như “lũ quét đại hồng thủy”.
“Thử xem lại trên lưu vực có 16 đập lớn và hàng chục đập nhỏ thì có sức chịu tải có vượt quá không? Sao chưa thấy nhà qui hoạch nào, kể cả bảng ĐTM này đề cập. Nếu chúng ta cho phép làm thủy điện ngay trong VQG hay khu bảo tồn sinh quyển, lần này có tạo 1 tiền lệ xấu cho các VQG khác hay không?”, GS-TSKH Lê Huy Bá lo lắng.
Thọ Lang
Quang cảnh hội thảo. |
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 thuộc qui hoạch khai thác bậc thang thủy điện Đồng Nai. Trong quá trình thực hiện, chủ dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thay đổi thành 2 bậc thang thủy điện, Đồng Nai 6 và 6A.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án này, sẽ có 372 ha đất rừng bị mất do biến thành hồ tích, trong đó có 137 ha thuộc VQG Cát Tiên.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện thì 2 dự án thủy điện này sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường, vì tỉnh Đồng Nai nằm ở phía hạ lưu, nên phải gánh chịu các tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án.
Theo TS. Vũ Ngọc Long - Đại diện của Mạng lưới sông Ngòi phía Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển cho biết: “Nguồn tài nguyên nước và rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai đang đứng trước những thử thách và rủi ro tác động của việc phát triển hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai. Ngoài ra, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hai công trình này còn quá sơ sài, bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng, cần đánh giá bổ sung thêm. Vì vậy đề nghị, chưa nên cấp phép xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”.
Hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt và nước công nghiệp cho vùng hạ lưu sông. Từ hồ thủy điện Trị An, vùng thượng lưu và hạ lưu có đến 30 trạm bơm để phục vụ cho hơn 3.900 ha nông nghiệp và chưa kể hơn 5.000 ha cánh đồng ven sông đang tưới bằng hệ thống nước thủy triều.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Kim Phúc - Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An: “Tác động đối với các yếu tố môi trường của một công trình thủy điện là rất đa dạng, phức tạp và diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Công trình thủy điện Đống Nai 6 và 6A được xây dựng trên hệ thống bậc thang thủy điện của sông Đồng Nai, là dạng thủy điện điều tiết ngày và đêm, qui mô hồ chứa nhỏ so với qui mô công suất lắp máy 125MW và 100MW”.
Loài Khỉ chà và đen tại vị trí của dự án 6, 6A. Ảnh do TS.Vũ Ngọc Long cung cấp. |
Khu vực này có diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước ta.
Ở đây rất nhiều loài động vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mới đây nhất, Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã công bố con tê giác bị sát hại ở VQG Cát Tiên là cá thể cuối cùng của Việt Nam.
Không chỉ 2 thủy diện 6 và 6A có nguy cơ tác động đối với đa dạng sinh học, mà có thể tác động đến môi trường và xã hội, chẳng hạn như việc nông dân tại vùng dự án sẽ mất đất nông nghiệp, người dân vùng hạ lưu sẽ gặp khó khăn trong canh tác do môi trường thay đổi và kéo theo hàng loạt bất cập…
Với những ý kiến và phân tích, ông Nguyễn Minh Tâm - Phó giám đốc khu bảo tồn Thiên Nhiên-Văn hóa Đồng Nai nói: “Nếu không có sự nghiên cứu nghiêm túc, dự án này có thể gây ra những hủy hoại đến đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, khu Ramsa Bàu Sấu…Do đó, để có sự an toàn đa dạng sinh học cao, đề nghị dự án tạm ngưng và tiến hành đánh giá TĐM một cách toàn diện và khoa học”.
Không đồng tình với những ý kiến trên, PGS–TS.Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài Nguyên TP.HCM nhận định: “Hệ thống thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có tác động tích cực trong điều tiết dòng chảy trên sông Đồng Nai, giảm lũ trong mùa mưa và gia tăng nguồn nước vào mùa khô đối với trạm Tà Lài. Ngoài ra, hai thủy điện này không phải là nguyên nhân làm gia tăng nhiễm mặn đối với hạ lưu sông Đồng Nai”.
Nếu 2 thủy điện xây dựng, khu vực Bàu Sấu sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh do vườn cung cấp. |
GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường nhấn mạnh: “Về ĐTM, giới khoa học môi trường hiện nay đã quá ngán ngẩm về cách “tuyển chọn” hay “chỉ định” ĐTM và đã tạo ra một nếp làm việc “lobby”. Từ đó chỉ nặng dịch vụ thu tiền mà coi nhẹ tính khoa học của ĐTM. Bởi vì, ĐTM là một khoa học thực thụ của Khoa học môi trường”.
Theo GS-TSKH Lê Huy Bá, trào lưu thế giới đang ngưng đầu tư thủy điện, thì ta vẫn tiếp tục đầu tư theo kiểu “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”, xem nhẹ sự cân đối giữa các lưu vực, các con sông với sức chịu tải của chúng. Sông Đồng Nai phải mất ít nhất 5,5 triệu năm mới có lưu vực và dòng chảy ổn định như ngày nay. Nếu con người bắt sông quá tải, bắt nó “sống” trái qui luật tự nhiên thì có thể sông Đồng Nai đổi dòng, khi đó thảm họa tất yếu sẽ xảy ra như “lũ quét đại hồng thủy”.
“Thử xem lại trên lưu vực có 16 đập lớn và hàng chục đập nhỏ thì có sức chịu tải có vượt quá không? Sao chưa thấy nhà qui hoạch nào, kể cả bảng ĐTM này đề cập. Nếu chúng ta cho phép làm thủy điện ngay trong VQG hay khu bảo tồn sinh quyển, lần này có tạo 1 tiền lệ xấu cho các VQG khác hay không?”, GS-TSKH Lê Huy Bá lo lắng.
Thọ Lang