Tại sao vừa vào năm học mới, con đã sụt sịt, nghẹt mũi?
Thời điểm năm học mới thường trùng với các giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ ẩm sang khô. Sự thay đổi này có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ em thường nhạy cảm với các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi mịn, hoặc mạt nhà, và khi tiếp xúc trong không gian đông đúc.
Bên cạnh đó, thời điểm tựu trường là lúc con tiếp xúc với nhiều người, nhiều mầm bệnh hơn khiến nguy cơ lây nhiễm chéo từ bạn học, thầy cô, tăng cao.
Các bệnh về đường hô hấp là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong những tháng giao mùa. Việc hiểu rõ các bệnh này và cách phòng ngừa, điều trị sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con tốt hơn.
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi là nguy cơ cao khiến trẻ bị ốm. |
Một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ khi đi học thời điểm giao mùa
Mùa tựu trường là thời điểm trẻ em háo hức gặp lại bạn bè, thầy cô và bắt đầu một năm học mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp. Dưới đây là một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em:
1. Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh thông thường là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chủ yếu do các loại virus như rhinovirus gây ra. Đây là bệnh phổ biến nhất mà trẻ em thường mắc phải khi bắt đầu đi học trở lại. Triệu chứng của cảm lạnh thông thường bao gồm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, và đôi khi có sốt nhẹ. Cảm lạnh dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc gần với bạn bè bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào các bề mặt có chứa virus.
2. Viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng, có thể do virus (như virus cúm, adenovirus) hoặc vi khuẩn (như liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. Trẻ mắc viêm họng thường có triệu chứng đau họng, khó nuốt, ho, sốt, và đôi khi kèm theo sưng amidan. Viêm họng rất dễ lây lan trong môi trường lớp học, đặc biệt khi trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
3. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của niêm mạc mũi với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc lông động vật. Khi bắt đầu đi học lại, trẻ có thể tiếp xúc với các tác nhân này trong lớp học hoặc sân trường, đặc biệt là trong môi trường không khí kém thông thoáng. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, và mắt ngứa đỏ.
Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng là những biểu hiện thường gặp ở trẻ. |
4. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc các phế quản, thường xảy ra sau khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên không được điều trị dứt điểm. Bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm phế quản bao gồm ho dai dẳng, thở khò khè, có đờm, và đau ngực. Viêm phế quản dễ lây lan trong lớp học qua tiếp xúc gần hoặc khi trẻ hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh.
5. Cúm mùa (Influenza)
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, có thể lan truyền nhanh chóng trong môi trường học đường. Các triệu chứng của cúm bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, và đau họng. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch yếu.
Giải pháp phòng ngừa và điều trị triệu chứng các bệnh lý hô hấp ở trẻ
Việc phòng ngừa và điều trị các triệu chứng hô hấp kịp thời giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể cho trẻ. Dưới đây là các giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ được ThS.BS-Đinh Ngọc Hoa chia sẻ trong chương trình “Mỗi ngày 1 niềm vui” - VTV3.
Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa tư vấn trong chương trình “Mỗi ngày 1 niềm vui”. (Ảnh chụp từ video) |
Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý là một trong những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để phòng ngừa các bệnh lý hô hấp ở trẻ. Dung dịch nước muối giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi họng, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm mũi họng.
Cũng theo chia sẻ của bác sĩ, khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi việc sử dụng dung dịch nước muối kết hợp thuốc nhỏ mũi co mạch có thể giúp làm giảm tắc nghẽn, loại bỏ dịch nhầy và thông thoáng đường thở.
● Dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea: Có nồng độ muối NaCl 1,9%, cao hơn nước muối sinh lý thông thường, giúp hút dịch nhầy ra khỏi niêm mạc mũi, làm giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea - Xu hướng mới trong giảm nghẹt mũi. (Ảnh chụp từ video) |
● Thuốc nhỏ mũi Jazxylo: Chứa xylometazoline có tác dụng co mạch tại chỗ, giúp giảm sưng niêm mạc mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Đây là dòng sản phẩm an toàn, được Bộ Y tế cấp phép cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
Jazxylo - Thuốc giảm nghẹt mũi cho trẻ từ 3 tháng tuổi. (Ảnh chụp từ video) |
Nếu trẻ có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi kèm hắt hơi và ngứa mũi, đây có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng. Mẹ có thể dùng xịt mũi Nozeytin chứa azelastin, sẽ giúp giảm các triệu chứng. Đây là dòng thuốc xịt mũi kháng histamin thế hệ mới dùng tại chỗ, có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm hắt hơi, ngứa mũi và nghẹt mũi sau 15 - 30 phút.
Việc phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ khi tới trường, đặc biệt vào lúc giao mùa là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa như duy trì vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ và cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin. Ngoài ra, việc theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời cũng rất quan trọng. Đồng thời, cha mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối để giúp hệ hô hấp luôn sạch sẽ, thông thoáng, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi thời tiết.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.
Website: https://chuaviemmui.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyengiabaovemuixoang
Số lưu hành sản phẩm SalineSea: 210000072/PCBA-BN.
* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng