Trẻ em Rohingya bị bạo lực, đánh đập và lạm dụng tình dục ở trại tị nạn

(PLO) - Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) mới đây đã phát hiện ra những người tị nạn Rohingya, đặc biệt là trẻ em, đang phải hứng chịu cảnh bóc lột sức lao động ở những trại tị nạn Bangladesh, một số trường hợp còn bị đánh đập và lạm dụng tình dục. 
Trẻ em Rohingya ở các trại tị nạn
Trẻ em Rohingya ở các trại tị nạn

Được biết, kết quả cuộc điều tra của IOM về việc khai thác và buôn bán người tị nạn Rohingya ở Bangladesh đã ghi lại nhiều trường hợp trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, trong đó có trường hợp những cô bé mới 11 tuổi bị buộc kết hôn vì bố mẹ chúng tin rằng các nghiệp đoàn sẽ bảo vệ và hỗ trợ kinh tế cho họ. 

Thiệt thòi nhiều nhất 

Theo Reuters, khoảng 45.000 trẻ em, chiếm 55% số lượng người tị nạn sinh sống ở những trại tị nạn đông đúc gần biên giới với Myanmar. Họ buộc phải rời bỏ nhà cửa khi làng mạc bị đốt phá, giết người, cướp bóc và thậm chí là hãm hiếp. 

Hầu hết những người tị nạn đến đây trong khoảng hơn 2 tháng qua, sau khi một số phần tử nổi dậy Rohingya tấn công vào khoảng 30 trụ sở cảnh sát của Myanmar khiến nhiều người Rohingya vô tội bị vạ lây.

Những phát hiện trong cuộc điều tra của IOM là dựa trên những cuộc phỏng vấn các nhóm cư dân đã ở đây từ lâu và một số nhóm người mới đến. Theo đó cho thấy, cuộc sống trong các trại tị nạn khiến trẻ em là thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất. 

IOM cho biết, trẻ em luôn là mục tiêu của những chủ lao động, chúng được chính ba mẹ mình khuyến khích làm việc kiếm tiền bởi gia đình quá nghèo và luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, không có đủ đồ ăn thức uống. 

Những cô bé, cậu bé mới khoảng 7 tuổi đã phải làm việc ở ngoài những khu định cư. Các bé trai làm việc trong những trang trại, công trình xây dựng, tàu đánh các, các cửa hàng chè hay kéo xe kéo. Bé gái thường làm giúp việc, trông trẻ cho các gia đình người Bangladeshowr các thị trấn của Bazar Cox hay ở Chittagong, thành phố lớn thứ hai của Bangladesh, khoảng 150 km (100 dặm) từ các trại.

Một người mẹ Rohingya đã yêu cầu giấu danh tính vì sợ bị trả thù, đã nói rằng cô con gái 14 tuổi của cô làm giúp việc tại Chittagong nhưng đã bỏ trốn. Giờ đây đến việc đi bộ cũng trở nên khó khăn đối với cô bé. Mẹ cô nói rằng chủ người Bangladesh đã đánh đập và tấn công tình dục con gái bà. “Ông chủ là một kẻ nghiện rượu, ông ta thường đến phòng ngủ của con bé vào ban đêm và hãm hiếp nó. Trong suốt một đêm ông ta làm như vậy tới 6 đến 7 lần. Nhưng cuối cùng, con bé chẳng được gì cả, họ không trả tiền cho con bé, không gì cả”, mẹ cô bé cho hay. 

Được biết, hầu hết những người được phỏng vấn đều nói rằng trẻ em tị nạn Rohingya “thường xuyên bị quấy rối tình dục, hãm hiếp và buộc phải kết hôn với người đã cưỡng bức mình”. 

Bị bóc lột sức lao động, ép cưới

Trên khắp những khu định cư tị nạn ở Bangladesh, trẻ em thường lang thang không mục đích, ngồi vất vưởng ngoài những căn lều hoặc trên những con đường. Theo nhóm điều phối liên ngành, giám sát các cơ quan và tổ chức từ thiện của LHQ cho biết, trong tháng này đã có 2.462 trẻ em đi cùng bố mẹ và mồ côi trong các trại. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều. 

Một cuộc khảo sát sơ bộ của UNHCR và Ủy ban Cứu trợ và Tái thiết nạn nhân của Bangladesh đã phát hiện ra rằng 5 phần trăm hộ gia đình tại đây – hay 3.576 gia đình – nhưng trẻ em luôn là nguồn thu nhập chính. Reuters đã phỏng vấn bảy gia đình đã gửi con cái đi kiếm tiền bên ngoài. Tất cả đều nói rằng điều kiện làm việc tồi tệ, mức lương thấp hoặc bị lạm dụng. 

Ví dụ điển hình của cậu bé Muhammad Zubair, 12 tuổi với thân hình bé con, lúc đầu khi bắt đầu làm việc, chủ lao động đồng ý trả cho cậu 250taka/ngày, nhưng cuối cùng cậu chỉ nhận được có 500 taka (6USD) trong 38 ngày trong một công trình làm đường. “Đó là một công việc khó khăn, vất vả so với sức lực”, cậu nói trong khi đang ngồi xổm trên ngưỡng cửa lều toàn bùn của mình ở trại Kutupalong. Cậu bé nói rằng cậu đã bị các chủ lao động lừa khi yêu cầu nhiều tiền công hơn. 

Sau đó, Muhammad Zubair làm việc trong một cửa hàng trà một tháng và làm 2 ca một ngày từ 6 giờ sáng đến nửa đêm, được nghỉ bốn tiếng buổi chiều. Cậu nói rằng cậu không được phép ra ngoài và chỉ được nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại một lần. “Khi cháu không được trả tiền, cháu đã bỏ trốn. Cháu rất sợ ông chủ sẽ đến đây và bắt cháu quay lại làm việc”, Zubair nói. 

Đấy là đối những những bé trai, còn bé gái cũng rơi vào những tình cảnh khốn cùng không kém. Theo kết quả điều tra của IOM, nhiều trẻ em đã bị ép kết hôn sớm, thậm chí có những bé mới chỉ 11 tuổi. Nhiều bé gái bị ép cưới và chỉ là “vợ bé”. Chúng bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc ly dị nhanh chóng mà không có bất kỳ khoảng tiền hộ trợ nào. 

Kateryna Ardanyan, một chuyên gia về chống buôn bán IOM, nói rằng việc bóc lột đã trở nên “bình thường hóa” trong các trại tị nạn. Do vậy, việc làm cấp thiết hiện nay cần phải làm đó là bảo vệ người Rohingya, đặc biệt là trẻ em khỏi bóc lột và lạm dụng tình dục. 

Đọc thêm